Nicotinamidase có trên da người hay không?

Liên quan đến việc thuỷ phân của niacinamide thành nicotinic acid, những ngày qua đã có nhiều tranh cãi vì đã có thí nghiệm chứng minh “Trong cùng điều kiện thí nghiệm, đun nóng ở 89.4 độ C, thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 4.5 – 6.0 là 1000 ngày, trong khi thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 2.03 chỉ còn khoảng 75 giờ và ở pH kiềm thuỷ phân bằng NaOH 0.1N thì chỉ còn chưa tới 30 phút.” (theo Tạp chí Khoa học Dược, Journal of Pharmaceutical Sciences, Volume 51, Issue 7, trang 655 – 661). Vậy liệu có chút cơ hội hay khả năng nào để phản ứng thuỷ phân này xảy ra trên da người khi sử dụng các mỹ phẩm skincare hay không?

Như ở bài viết đầu tiên Tiến đã có phân tích và chứng minh, các phản ứng hoá học xảy ra trên/trong cơ thể người có thể không cần điều kiện khắc nghiệt như phản ứng trong ống nghiệm. Và nếu xét cụ thể ở trên làn da thì điều này vẫn đúng vì làn da có chức năng chuyển hoá chất bôi ngoài, nhờ vào hệ vi sinh trên da và hệ men chuyển hoá.

Trong bài viết trước, Tiến đã phân tích khá rõ chức năng chuyển hoá của da thông qua hệ men chuyển hoá (enzyme), nhưng có lẽ vẫn còn nhiều bạn thắc mắc tại sao Tiến lại đưa ví dụ về thí nghiệm chuyển hoá arbutin trên 2 loại vi khuẩn là Staphylococcus epidermis (S. epidermis) và Staphylococcus aureus (S. aureus), nó có liên quan gì đến chuyển hoá niacinamide thành nicotinic acid mà đưa vào bài viết như vậy? Chút nữa Tiến cũng sẽ làm rõ điều này nhé.

Quay trở lại với chủ đề chính, men nicotinamidase có trên da người hay không?

  • Nicotinamidase là men thuỷ phân đặc hiệu niacinamide thành nicotinic acid.
  • Lướt 1 vòng các diễn đàn trong những ngày qua, Tiến thấy các bạn đam mê skincare có nói rằng men nicotinamidase  không có trong cơ thể người, mà chỉ mới được tìm thấy ở các loài vi khuẩn, vi nấm. Điều này không sai. Nếu phân tích cụ thể trên bối cảnh là làn da, thì cho tới hiện tại chưa có chứng cứ hay bài viết khoa học nào khẳng định là làn da có thể tạo ra nicotinamidase cả. Nhưng chúng ta đừng quên, trên da là cả 1 hệ vi sinh, và các vi sinh này có nicotinamidase hoặc có hoạt tính nicotinamidase. Và đây cũng chính là lý do tại sao bài viết đầu tiên Tiến lại nhắc đến chức năng chuyển hoá của da thông qua hệ vi sinh vật và đưa ra thí nghiệm về S. epidermis và S. aureus để làm ví dụ.

Vậy việc của Tiến cần làm tiếp theo trong bài viết này chính là chứng minh (1) S. epidermis và S. aureus có hiện diện trên da người, và (2) S. epidermis và S. aureus có men nicotinamidase hoặc có hoạt tính nicotinamidase.

(1) Chứng minh S. epidermis và S. aureus có hiện diện trên da người.

  • Theo Tạp chí Da liễu Thẩm Mỹ (Journal of Cosmetic Dermatology) số 7, xuất bản năm 2008 bởi Wiley Periodicals Inc., trang 189, thì Staphylococcus epidermis và Staphylococcus aureus thường trú phổ biến trên da.
  • Theo quyển sách Vi sinh Y học (Medical Microbiology, 4th edition), chương 6: Normal Flora, của tác giả Charles Patrick Davis, trường đại học Texas (University of Texas), có liệt kê S. epidermis và S. aureus trong hệ vi sinh bình thường của da (normal skin flora)

 

(2) Chứng minh S. epidermis và S. aureus có men nicotinamidase hoặc có hoạt tính nicotinamidase.

  • Trong một bài báo được xuất bản bởi Hiệp hội vi sinh Hoa Kỳ (American Society of Microbiology) vào tháng 08 năm 2020, nicotinamidase là 1 trong 63  loại protein được liệt kê khi phân tích bộ gen của Staphylococcus aureus chủng đột biến và chủng tự nhiên. (Cái bảng liệt kê rất dài nên Tiến chỉ chụp tới đoạn có nicotinamidase thôi nhé.)
  • Trong bài bảo vệ luận án tiến sĩ của Xizhang Zhao năm 2017 ở trường đại học Liverpool (University of Liverpool), khi phân tích bộ gene của Staphyloccocus epidermis cũng phát hiện một protein giống nicotinamidase (nicotinamidase-like protein) (bảng cũng rất rất dài nên Tiến chỉ chụp đoạn có protein này)
  • S. epirdermis có protein giống với nicotinamidase vậy liệu rằng có có tác dụng của nicotinamidase hay không? Hai tác giả Hughes và Williamsom của trường đại học Sheffield đã tiến hành thí nghiệm thuỷ phân niacinamide thành nicotinic acid với các chủng vi khuẩn khác nhau được nuôi trong khoảng 16 đến 24 giờ trong môi trường phù hợp, sau đó thu thập, rửa và treo trong dung dịch nước muối để thu 5 – 20 mg khối lượng khô /ml. Kết quả được đo bằng lượng micromol NH3 sinh ra / mg khối lượng khô / giờ (vì phản ứng thuỷ phân niacinamide cho ra sản phẩm là nicotinic acid và NH3). Kết quả tốc độ tối đa và tối thiểu được đo trên ít nhất 3 lô khác nhau. Mọi người nhìn vào bảng kết quả sẽ thấy Staphylococcus albus có tốc độ thuỷ phân niacinamide khá cao so với các chủng khác trong bảng (Staphylococcus albus chính là tên gọi khác của Staphylococcus epidermis).
  • Ở đây, Tiến sẽ đưa tài liệu để chứng minh Staphylococcus albus là tên gọi khác của Staphylococcus epidermis. Theo tạp chí GMS Hygiene and Infection Control (2014), số 9(3), có đề cập gọi của Staphylococcus epidermis qua các mốc thời gian khác nhau. Tiến copy và paste nguyên văn ở đây cho mọi người tham khảo vì trong bài báo nó nằm 2 cột khác nhau nên khó chụp.

Rosenbach in 1884 named the Cocci which produced white colonies on blood agar plates as Staphylococcus albus, thereafter in 1891 Staphylococcus epidermidis albus, in 1908 Albococcus epidermidis and Staphylococcus epidermidis in 1916 were used by Welch et al. [2].

 

Vậy chốt lại sau 03 bài viết, phản ứng thuỷ phân niacinamide thành nicotinic acid vẫn có khả năng xảy ra trên da người, dù rằng tỉ lệ này có thể không cao và không phải lúc nào cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trên làn da chúng ta khi sử dụng các sản phẩm skincare, nhưng việc lưu tâm và cẩn thận khi sử dụng phối hợp các sản phẩm chứa niacinamide nồng độ cao với các sản phẩm có pH thấp là cần thiết, đặc biệt là ở những người mới phối hợp lần đầu, hoặc trên da đang có tổn thương. Tiến copy và paste lại lời khuyên mà Tiến đã viết ở bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết này.

– Vậy lời khuyên của Tiến nếu các bạn muốn kết hợp sản phẩm chứa BHA và sản phẩm chứa Nia thì phải cẩn trọng như nào?

  • Dùng sản phẩm BHA và sản phẩm Nia của cùng 1 brand và theo đúng khuyến cáo của brand đó.
  • Nếu dùng 2 sản phẩm khác brand thì cần chú ý độ pH của sản phẩm chứa BHA: nếu pH của sản phẩm BHA thấp hơn 4 thì nên chờ 30 phút cho BHA tự trung hoà rồi hả bôi thêm sản phẩm chứa Nia lên và nên bắt đầu với nồng độ Nia thấp; nếu pH của sản phẩm BHA từ 4 trở lên, có thể sử dụng sản phẩm Nia liền ngay sau đó.
  • 2 lời khuyên trên chỉ dành cho làn da khoẻ mạnh. Đối với các làn da mỏng, yếu, sức bền thành mạch kém, có vết thương, v.v… cần được thăm khám và tư vấn routine sử dụng bởi người có chuyên môn.

Mục đích của bài viết này không nhằm làm các bạn thêm hoang mang trong việc sử dụng BHA và niacinamide, mà là cung cấp thêm 1 góc nhìn và hướng dẫn các bạn cách sử dụng kết hợp 2 thành phần này sao cho hiệu quả và an toàn nhất. Cẩn tắc vô áy náy mà, đặc biệt là với sắc đẹp và sức khoẻ của mình, đúng không?  ^^

CHÚC CẢ NHÀ MÌNH LUÔN KHOẺ VÀ ĐẸP AN TOÀN.

 

Phản hồi các thắc mắc về Niacinamide/Nicotinic Acid (ngày 01/07/2021)

Thiệt là khổ quá mà. Cái status mà Tiến đăng ngày hôm qua chỉ là 1 cái tus yêu cầu bạn cung cấp dẫn chứng khoa học cho những thông tin mà bạn nêu ra trong bài phản biện của bạn, chứ Tiến có phản biện hay chứng minh bất cứ điều gì trong đó đâu mà bạn cũng bắt bẻ là Tiến không cung cấp thông tin số liệu, dẫn chứng cụ thể. Còn bài viết chính thức của Tiến trước đó cung cấp đầy đủ dẫn chứng, chụp hình từng quyển sách trang sách, screenshot lại từng bài báo cáo khoa học thì bạn bảo “Phản biện ngắn thôi nhóe, nói ít thôi, nói nhiều chạy loanh quanh.”

Thôi, không nói ngoài lề nữa. Mình đi vào nội dung chính nhé. Tiến sẽ phản hồi và cung cấp minh chứng cụ thể cho những sai sót trong lập luận cũng như những thông tin mà bạn đưa ra, cũng như sẽ trả lời những thắc mắc của bạn trong 2 bài bạn viết gần đây.

1. Bạn nói rằng bs Mạnh chỉ có 1 case lâm sàng bị tai biến, còn bạn có hàng trăm case uống niaciamide không bị flushing. Vậy cái nào đang tin cậy hơn? Tiến nghĩ mình cần phân tích rõ hơn về phương pháp tư duy.

  • Chỉ cần 1 case bị tai biến thì mình đã có cơ sở để khuyên mọi người cẩn thận, vì dù ít dù nhiều, dù tỉ lệ rủi ro cao hay thấp, thì tai biến cũng có thể xảy ra. Nên, hãy cẩn thận là trên hết.
  • Nhưng cho dù bạn có 100 case, hay 1000 case lâm sàng uống niacinamide không bị flushing thì cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng flushing sẽ không xảy ra với bất kì ai dùng niacinamide.

2. “Ngoại suy” là một kĩ năng cần thiết trong quá trình làm nghiên cứu khoa học. và hầu như tất cả các bài bào khoa học, sau khi công bố kết quả thí nghiệm, các tác giả đều phải đưa ra lập luận và suy luận của mình để kết luận về kết quả. Điều này là đúng đắn và cần thiết. Tiến chưa bao giờ chỉ trích việc bạn suy luận dựa trên các thông tin đã được kiểm chứng hết. Tuy nhiên, việc bạn dùng lý luận rằng uống nicotinic acid (niacin) thì bị flushing, còn uống nicotinamide thì không bị flushing để suy luận về sự chuyển hoá của nicotinamide thành niacin trong cơ thể, thực sự có vấn đề về cả phương pháp tư duy lẫn tính chính xác của thông tin ban đầu.

  • Vần đề trong phương thức tư duy: flushing là tác dụng phụ của việc uống niacin, chứ không phải tác dụng chính và không xảy ra ở tất cả mọi người. Nên việc lấy tác dụng flushing để xem xét sự hiện diện của niacin là không chính xác, vì có nhiều người vẫn uống niacin mà có bị flushing đâu nè. Giờ Tiến đưa ra minh chứng cho 2 ý nhỏ của mình: flushing là tác dụng phụ, và flushing không xảy ra ở tất cả mọi người uống niacin.
    • Theo Tạp chí Quốc tế về Thực hành Lâm Sàng (Internation Journal of Clinical Practice, phát hành tháng 09 năm 2009, số 63(9), trang 1369, có đề cập flushing là 1 tác dụng phụ phổ biến của niacin.
    • Theo Tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ (The American Journal of Medicine, số 99, trang 379), chỉ có 18 người bị flushing trong số 63 người sử dụng acid nicotinic (niacin)
  • Thông tin đưa ra chưa chính xác: bạn nói rằng uống nicotinamide không bị flushing, và yêu cầu Tiến tìm ca lâm sàng nào uống nicotiniamide bị flushing để gửi bạn xem. Tiến xin phép gửi 3 bài báo chứng minh uống nicotinamide có gây flushing, trong đó có 1 bài liệt kê flushing là tác dụng phụ khi uống nicotinamide, và 2 bài là nghiên cứu trực tiếp trên bệnh nhân uống nicotinamide và bị flushing trong thời gian sử dụng.
    • Theo Tạp chí Diabetologia (2000) số 43, tại trang 1341 có thống kê về các tác dụng phụ khi uống niaciamide, và flushing là tác dụng phụ được liệt kê đầu tiên trong bảng này.
    • Theo quyển Acta Oncologica của nhà xuất bản Taylor & Francis, số 35 (2),  tại trang 214, có bảng thống kê thí nghiệm trên 6 người dùng niacinamide thì có 1 người bị flushing nghiêm trọng (severe flushing).
    • Theo công bố của tiến sĩ Frank Bures trên Tạp chí của Viện Hàn Lâm Da Liễu Hoa Kỳ, trong số 8 bệnh nhân gặp tác dụng phu khi sử dụng niacinamide, có 3 bệnh nhân là bị flushing.

3. Trong bài phản biện của bạn, bạn có screenshot lại 1 đoạn trong bài báo khẳng định là “chưa có chứng cứ chứng minh sự chuyển hoá nicotinamide thành nicotinic acid trong cơ thể người và loài gậm nhắm“. Điều đáng nói là, bài báo này của bạn lại đưa ra khẳng định đó dựa trên việc tham khảo thông tin và kết luận của 1 bài báo khác xuất bản năm 1995, tức là hơn 25 năm về trước. Hichic. Bạn ơi, từ sau 1995 đến nay, có nhiều thông tin và thí nghiệm thực tế trên cơ thể người chứng minh có sự chuyển hoá nicotinamide thành nicotinic acid lắm rồi bạn ạ. Tiến xin đưa ra 3 bài minh chứng dưới đây.

  •  Trong Tạp chí Spychosomatics, số 8(2), trang 96, tiến sĩ bác sĩ A. Hofer có đưa ra sơ đồ chuyển hoá của niacinamide và nicotinic acid. Các bạn có thể thấy, NAM (niacinamide) có thể chuyển hoá thành NAC (nicotinic acid) và con đường chuyển hoá này bị ảnh hưởng bởi tuyến yên khi có tác động của stress.
  • Trong một thí nghiệm được đăng tải trên Tạp chí Ung Thư Anh Quốc (British Journal of Cancer), số 74 tại trang 19, các bệnh nhân uống 3g nicotinamide thì chỉ sau mấy mươi phút, đã có nicotinic acid xuất hiện trong nước bọt của họ.
  • Tác giả là Joseph Dipalma, khoa Dược lý & Hoá Sinh của Trường đại học Hahneman đã từng công bố trên Tạp chí Annual Review về lượng nicotinic acid bị thảo thải qua nước tiểu khi sử dụng niacinamide đường uống.

4. Trích dẫn nguyên văn của bạn trong bài phản biện: “Ờm bên trên thì anh đòi khoa học trong khi bài anh viết chả có số liệu cụ thể nào: ‘chỉ cần một lượng rất nhỏ’, ‘nhanh gấp nhiều lần’? Lượng nhỏ là nhiêu, nhiều là nhiều tn hở anh? Là 1p hay 30p hay 5 giờ hay 75 giờ?

  • Bạn ơi, như Tiến đã nói, cái status chỉ là cái status yêu cầu bạn cung cấp tài liệu dẫn chứng cho các thông tin mà bạn đưa ra, chứ không phải là bài phản hồi hay phản biện gì của Tiến hết. Vậy mà bạn cũng bắt bẻ Tiến không cung cấp số liệu. Bạn xem lại đi, các bài tổng hợp và phản biện của Tiến đều cung cấp và dẫn chứng rất nhiều nguồn tài liệu tin cậy từ các nghiên cứu và báo cáo hết á.
  • Tiến quan niệm là, Tiến và các bạn có thể không cùng ngành học đại học, nên hầu hết các kiến thức chuyên ngành Tiến đều cố gắng giải thích và dẫn chứng cụ thể để người trong và ngoài ngành đều có thể hiểu và tin được. Nhưng mà, 12 năm học phổ thông tụi mình đều học như nhau mà, giờ các kiến thức phổ thông về enzyme và chất xúc tác (học năm lớp 8, lớp 9) mà các bạn cũng bắt Tiến chứng minh lại thì liệu có quá đáng lắm không??? Nhưng OK, các bạn đòi thì Tiến cũng sẽ cung cấp dẫn chứng.
    • Về việc, chất xúc tác chỉ cần 1 lượng rất nhỏ. Các bạn chế giễu, cười cợt Tiến, nói rằng làm khoa học mà mở miệng ra “1 lượng rất nhỏ là sao? rất nhỏ là bao nhiêu?”. Tiến xin dẫn chứng các nguồn dưới đây, các nhà khoa học khác cũng dùng từ một lượng rất nhỏ y như vậy.
      • Trang BBC.co.uk cũng dùng từ lượng rất nhỏ (very small amount) và lượng lớn chất phản ứng (large amount of reactants) nè các bạn. ^^
      • Hay theo tác giả Richard Pagni dẫn trích ra từ quyển Chemistry in The Community (2nd Edition), cũng dùng từ lượng nhỏ (small amount).
      • Hay theo quyển National Academy of Sciences (xuất bản năm 2012), cũng nói rằng một lượng rất nhỏ chất xúc tác có thể tạo thành nhiều mol sản phẩm với tốc độ phản ứng rất cao (họ cũng dùng từ rất nhỏ, nhiều và rất cao đấy ạ) ^^
    • Về việc Tiến nói “nhanh gấp nhiều lần” các bạn cũng không chấp nhận và hỏi nhiều là nhiều như nào. Tiến xin đưa ra câu trả lời và dẫn chứng cụ thể.
      • Theo giáo trình Hoá Sinh (BioChemistry, 5th edition) của tiến sĩ Richard A. Harvey và tiến sĩ Denise R. Ferrier, trang 54, phản ứng có enzyme xúc tác sẽ nhanh hơn từ 1000 lần đến 100 triệu lần. Vậy đủ nhanh chưa ạ? ^^
      • Tiến dẫn lại kết quả nghiên cứu mà Tiến đã đề cập trong bài viết trước: Trong cùng điều kiện thí nghiệm, đun nóng ở 89.4 độ C, thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 4.5 – 6.0 là 1000 ngày, trong khi thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 2.03 chỉ còn khoảng 75 giờ (tốc độ thuỷ phân tăng nhanh gấp 330 lần) và ở pH kiềm thuỷ phân bằng NaOH 0.1N thì chỉ còn chưa tới 30 phút (tốc độ thuỷ phân tăng nhanh gấp 48 ngàn lần).

5. Trích dẫn nguyên văn của bạn: “Anh nói đúng, không phải trên da giống ống nghiệm nhưng tôi chưa mù, anh lấy thí nghiệm về arbutin trong ấm với khuẩn chứ cũng có phải trên da đâu mà hệ sinh thái với cả trên da?

  • Bạn ơi, tác dụng chuyển hoá của da nhờ vào hệ vi sinh là do tác giả kết luận sau khi tiến hành thí nghiệm đó, chứ hông phải kết luận chủ quan của Tiến. Tiến chỉ trích dẫn nghiên cứu và kết luận của tác giả cho các bạn đọc mà thôi ạ. Tiến gửi bằng chứng ạ.
    • Tại trang 192 của Tạp chí da liễu thẩm mỹ (Journal of Cosmetic Dermatology, số 7, được xuất bản bở Wiley Periodicals Inc. năm 2008), tác giả có ngoại suy ra kết quả sau: “These findings suggest that arbutin may be partially hydrolyzed to hydroquinone by normal skin microflora, and that skin lightening may be due to arbutin itself as well as its metabolite hydroquinone.” (do cái này nằm trên 2 cột, 1 cái cuối cột dưới, 1 cái đầu cột trên nên Tiến ko screenshot được mà copy paste cho mọi người xem nguyên văn)
  • Ngoài ra, cũng có nghiên cứu khác nói về tác dụng chuyển hoá của hệ vi sinh trên da. Tiến cũng dẫn thêm ra đây để cho bạn tham khảo luôn.
    • Theo Tạp chí Dược lý Da và Sinh lý Da ứng dụng (2001) số 14, trang 201, hệ vi sinh trên da có thể chuyển hoá các thuốc bôi ngoài da.

6. Nói tiếp về vấn đề độ bền của liên kết amide: các bạn dẫn ra 1 vài trang web và blog cá nhân khẳng định rằng liên kết amide là liên kết bền. Tiến không hề phản đối, và chưa bao giờ nói các bạn sai khi nói liên kết amide là liên kết bền. Tuy nhiên, Tiến cũng dẫn ra được 2 quyển sách Hoá Dược chuyên ngành của 2 nhà xuất bản uy tín thế giới, liệt kê liên kết amide vào nhóm các liên kết dễ bị thuỷ phân và cần chú ý khi bào chế hay sử dụng thuốc. (các bạn có thể tham khảo link bài viết trước ở đây http://duocsitien.vn/nen-ket-hop-niacinamide-va-bha-khong/ )

  • Các bạn ơi, Tiến tôn trọng lập trường và quan điểm của các bạn dưới góc nhìn của 1 nhà hoá học, xem niacinamide là 1 hoá chất thông thường như bao hoá chất thông thường khác. Nên Tiến cũng mong các bạn tôn trọng quan điểm và lập trường của Tiến dưới góc nhìn của 1 người làm y khoa, xem niacinamide là 1 hoạt chất chính và ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng. Đừng dùng thái độ giễu cợt, cười nhạo, hay xúc xiểm bằng những lời nhạo báng kiểu như “ông này chắc học dốt hoá hữu cơ”, “ổng mà biết đọc thành phần chắc sẽ không nói vậy”, “không biết hồi đó ai dạy hoá cho ông này”, “ngộ dị, một chất bền từ bên hoá mà qua bên y lại thành kém bền”, “học ít rất dễ bị dắt mũi”, .v.v… khi người ta có góc nhìn khác, không cùng ngành nghề và không cùng quan điểm với mình. Chẳng phải từ nhỏ chúng ta đã luôn được dạy rằng, bất kì ngành nghề nào trong xã hội cũng đáng được tôn trọng hay sao?
  • Tiến giải thích thêm về việc tại sao trong hoá hữu cơ thì amide là liên kết bền, còn qua tới hoá dược lại kém bền.
    • Tiến dẫn lại kết quả nghiên cứu mà Tiến đã đề cập trong bài viết trước: Trong cùng điều kiện thí nghiệm, đun nóng ở 89.4 độ C, thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 4.5 – 6.0 là 1000 ngày, trong khi thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 2.03 chỉ còn khoảng 75 giờ (tốc độ thuỷ phân tăng nhanh gấp 330 lần) và ở pH kiềm thuỷ phân bằng NaOH 0.1N thì chỉ còn chưa tới 30 phút (tốc độ thuỷ phân tăng nhanh gấp 48 ngàn lần).
    • Đun nóng ở gần 90 độ C mà mất tận 1000 ngày mới chỉ thuỷ phân được 1 nửa lượng niacinamide, cho nên các bạn nói rằng liên kết amide này bền là hoàn toàn đúng. Nhưng các bạn ơi, ngay cả đang ở pH tối ưu thì 1000 ngày thí nghiệm trong phòng lab là dài, nhưng 1000 ngày nằm trong sản phẩm với vai trò là hoạt chất thì vẫn còn ngắn lắm. 1000 ngày còn chưa tới được 03 năm, nghĩa là từ lúc sản xuất ra sản phẩm cho tới lúc vẫn chưa hết hạn dùng mà nồng độ hoạt chất đã thuyên giảm đáng kể rồi. Nhắc lại trong bối cảnh dược phẩm, nếu trong thời gian nằm trên kệ (trước khi hết hạn), thanh tra y tế mang sản phẩm ra kiểm nghiệm mà hàm lượng hoạt chất rớt xuống thấp hơn 95% so với hàm lượng công bố trên nhãn, thì sản phẩm sẽ bị đánh giá là không đạt chất lượng, sẽ bị Cục Quản Lý Dược rút phiếu công bố và ra công văn yêu cầu thu hồi trên toàn quốc và mang đi tiêu huỷ. Các bạn có tưởng được là điều này sẽ gây thiệt hại khủng khiếp như thế nào tới brand hay không? và chưa kể, ảnh hưởng to lớn của nó tới sức khoẻ người dùng trong thời gian nó lưu hành trên thị trường trước khi bị thu hồi hay không? Vậy nếu ngành khoa học về sức khoẻ mà không đưa ra những tiêu chí gắt gao hơn trong việc đánh giá xếp loại độ bền của hoạt chất, thì thiệt hại không chỉ là tiền, mà còn là tính mạng con người, các bạn ạ. Vậy nếu vì tính mạng con người, ngành hoá dược xếp liên kết amide thành liên kết kém bền để các y bác sĩ, dược sĩ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng cho bệnh nhân hay lưu tâm tới điều kiện tối ưu trong bào chế sản phẩm, vậy là đúng hay sai? Và có đáng nhận những lời sỉ vả, xúc xiểm của các bạn hay không?
    • Yesssss, các bạn là người tiêu dùng, các bạn chỉ quan tâm 30 phút hoạt chất nằm trên da. Nhưng tụi Tiến là những người làm y khoa, tụi Tiến quan tâm đến 3 năm nằm trên kệ, trước khi tới tay người dùng. Chúng ta không ai sai cả, chỉ đơn giản là khác góc nhìn.
  • Bạn có vẻ hiểu sai về ý của Tiến khi đề cập tới vấn đề sản phẩm hết date. Tiến không nói là các bạn bôi sản phẩm hết date lên mặt, mà Tiến đang nói là khi hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm giảm xuống dưới 95% hàm lượng ghi trên nhãn, thì sản phẩm bị xem là hết date. Các bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao 1 sản phẩm mới sản xuất lần đầu, mới ra lò có mấy ngày, chưa biết thế nào mà nhà sản xuất họ dám in hạn sử dụng lên sản phẩm không ạ? Bởi vì trong ngành Dược có 1 phương pháp gọi là lão hoá cấp tốc. Người ta sẽ cho sản phẩm trải qua lão hoá cấp tốc và rút sản phẩm ra định lượng sau những khoảng thời gian nhất định, tương ứng với quy đổi ra thời gian thực tế khi nằm trên kệ ở điều kiện bình thường. Khi nào mẫu định lượng hoạt chất cho kết quả dưới 95% thì thời điểm đó sẽ được tính là thời điểm sản phẩm hết hạn dùng. Đây là thông tin Tiến cung cấp thêm cho các bạn tham khảo thôi, chứ không liên quan tới vấn đề phản biện, nên đừng bắt Tiến cung cấp dẫn chứng rồi giải thích này nọ nhé. Tiến bị áp lực thật sự, giờ viết cái này còn hơn là soạn bài giảng đi dạy cho sinh viên Dược đại học nữa. Khổ tâm dã man á ^^~.

7. Về vấn đề hoạt tính của enzyme, Tiến xin cap lại 1 đoạn của các bạn như sau:

Về vấn đề này, Tiến xin lỗi các bạn. Tiến hiểu nhầm ý các bạn, tưởng các bạn nói là biến tính và bất hoạt enzyme. Nhưng nếu các bạn chỉ nói là giảm hiệu suất enzyme thì Tiến hoàn toàn đồng tình ạ. VÀ YESSSSS, hoạt tính enzyme bị giảm, nhưng khi có mặt enzyme thì phản ứng vẫn sẽ nhanh hơn khi không có mặt enzyme, dù rằng hoạt tính enzyme đã giảm, đúng không?

8. Về vấn đề các bạn yêu cầu Tiến cung cấp số liệu chính xác là ở pH = 2.5, với sự xúc tác của enzyme thì tốc độ thuỷ phân của niacinamide là bao nhiêu và giải phóng ra bao nhiêu niacin trong vòng 30 phút?

  • Tiến thấy tụi mình đang làm việc bị sai quy trình á. Lúc đầu, các bạn bảo là có thí nghiệm thực hiện đun nóng 90 độ C trong 3 ngày ở pH thấp thì mới thuỷ phân được niacinamide, từ đó nói rằng da mặt mình đun lên 90 độ cho chín luôn thì mới có nicotinic acid tạo thành, các bạn bảo Tiến cung cấp minh chứng là trên da có men gì thuỷ phân niacinamide đi sau khi Tiến đăng tus nói về enzyme trên trang cá nhân của Tiến. Nhận được đề nghị đó, Tiến mới viết bài tổng hợp để đề cập đến vấn đề điều kiện đó là điều kiện trong ống nghiệm, còn trên da chúng ta có hệ vi sinh và hệ men nên phản ứng có thể xảy ra mà không cần điều kiện khắc nghiệt như vậy, cụ thể Tiến đã chứng minh luôn làn da có chức năng thuỷ phân, và chứng minh được lớp biểu bì có hoạt tính amidase (mà amidase là men thuỷ phân liên kết amide, và niacinamide chứa liên kết amide này). Xong, cái tự nhiên mấy bạn bắt Tiến cung cấp số liệu? Ủa, alo, cái gì ngộ vậy. Lẽ ra lúc này là tới phiên các bạn phản biện bằng cách chứng minh “niacinamide không thể bị thuỷ phân trên da” hoặc “lượng niacin sinh ra trên da không đủ để gây giãn mạch” chứ. Chừng nào các bạn phản biện được và chứng minh được đi thì mới tới phiên Tiến đưa ra bằng chứng về tốc độ thuỷ phân niacinamide để phản biện lại các bạn chứ nhỉ. Tại sao lúc nào cũng là Tiến phải cung cấp bằng chứng. Bạn phản biện thì bạn có trách nhiệm tự chứng minh điều mình nói, chứ hông phải đổ dồn cái trách nhiệm đó lên người Tiến. Rõ ràng, bài phản biện trước của các bạn rất hời hợt, tự đưa thông tin mà không dẫn nguồn, không chứng minh. Sau khi bị Tiến nhắc nhở thì mới chụp được vài cái bằng chứng, nhưng rồi cũng chỉ là những thông tin sai lệch và lạc hậu đến tận 25 năm ( như đã đề cập và chứng minh ở mục 1,2,3,4,5 bài viết này), rồi kể cả những kiến thức khoa học phổ thông từ năm lớp 8 lớp 9 mà các bạn cũng bắt Tiến phải chứng minh lại, và giễu cợt Tiến bằng cái giọng điệu “làm khoa học và vậy đó hả?”. Thiệt sự, Tiến dần cảm thấy bất lực và mệt mỏi trước cuộc thảo luận sai quy trình và không cân sức này.
  • Mà nói nghe nè mấy bạn, mình xem lại mục đích của bài viết tí đi. Mục đích của Tiến khi viết bài tổng hợp vừa rồi là để đưa ra cái kết luận và lời khuyên khi sử dụng kết hợp niacinamide và BHA. Và Tiến nghĩ, khi Tiến đưa ra thông tin và chứng minh về các men, là đã đủ cơ sở để nói phản ứng thuỷ phân niacinamide có thể xảy ra trên da, và từ đó rút ra kết luận là mọi người nên chú ý 1 chút, cẩn thận 1 chút trong việc phối hợp để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra thôi. Ủa, vậy thì nhiêu đó dữ liệu đã đủ đạt được mục đích đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng rồi, còn đưa thêm tốc độ chuyển hoá abcd này nọ để làm chi? Tiến đâu có trách nhiệm thoả mãn và giải đáp hết tất cả thắc mắc của mọi người trong vũ trụ. Mà giờ kêu Tiến cung cấp “số liệu chính xác là ở pH = 2.5, với sự xúc tác của enzyme thì tốc độ thuỷ phân của niacinamide là bao nhiêu và giải phóng ra bao nhiêu niacin trong vòng 30 phút” thì số liệu ở đâu ra mà Tiến cung cấp? Các nhà nghiên cứu dược học họ chỉ nghiên cứu về tốc độ chuyển hoá trên da của prodrug, tức là từ 1 chất không có hoạt tính sẽ nhờ hệ men trên da chuyển thành chất có hoạt tính (Tiến có thông tin từng lớp da chuyển hoá  số prodrug với tốc độ cụ thể bao nhiêu micromol/cm2 da/giờ luôn, nhưng không có của niacinamide vì niacinamide chưa được công nhận là prodrug trên da) , chứ người ta đâu có rảnh mà đi nghiên cứu chính xác chi li vô cái trường hợp pH=2.5 chuyển niacinamide thành nicotinic acid khi mà chuyển hoá này không quá phổ biến và không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khoẻ. Có thể các brand dược mỹ phẩm họ đã có nghiên cứu, nhưng họ không công bố mà chỉ để làm thông tin lưu hành nội bộ để tăng tính cạnh tranh trong công nghệ cho sản phẩm của họ mà thôi. Giống như bây giờ Tiến kêu các bạn tìm nghiên cứu chứng minh là tốc độ thuỷ phân niacinamide thành nicotinic trên da ở pH=2.5 là quá chậm và lượng niacin sinh ra không đủ gây giãn mạch thì các bạn tìm thử coi có nghiên cứu nào hay không? Tới phiên các bạn phản biện mà, thì các bạn có trách nhiệm phải chứng minh để phản biện lại Tiến chứ.
  • Rõ ràng, càng ngày cuộc tranh luận này bị đẩy lên thành cuộc chiến hơn thua và hiếu thắng, mang đầy năng lượng tiêu cực và xúc xiểm cá nhân, chứ không thượng tôn lợi ích của người tiêu dùng nữa, nên Tiến xin phép rút khỏi cuộc tranh luận hơn thua này. Thông tin và các minh chứng cần thiết Tiến đã cung cấp rồi. Kết luận và lời khuyên Tiến cũng đã đưa ra rồi, còn quyết định thế nào là tuỳ ở mỗi người. Làn da và sức khoẻ là của các bạn và không ai thay thế các bạn chịu trách nhiệm được. Tiến chúc các bạn sẽ đọc kĩ, nghĩ kĩ và tự mình đưa ra quyết định sáng suốt nhất để luôn khoẻ và đẹp an toàn.

CHÀO THÂN ÁI, TẠM BIỆT VÀ KẾT THÚC.

 

 

Tiêm FILLER có thực sự an toàn???

Với nhu cầu chỉnh chu và hoàn thiện về ngoại hình ngày càng cao của cuộc sống năng động và hiện đại, bên cạnh các liệu pháp chăm sóc và làm đẹp da bằng mỹ phẩm hay các loại trang thiết bị công nghệ cao, trẻ hóa hay tạo hình bằng các chất làm đầy cũng là một lựa chọn ngày càng phổ biến của các tín đồ làm đẹp nhờ vào hiệu quả tức thì, ít đau đớn và gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng (downtime). Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh những ưu điểm và lợi thế nổi bật đó của phương pháp làm đẹp bằng chất làm đầy thì cũng có những rủi ro tiềm ẩn nếu như không lựa chọn đúng người thực hiện kỹ thuật tiêm chất làm đầy có trình độ, tay nghề và giàu kinh nghiệm.

Hiện tượng lão hóa trên da mặt diễn ra dần dần mỗi ngày với sự mỏng đi của làn da và suy giảm tính săn chắc, đàn hồi theo thời gian do sự thất thoát và hủy hoại của collagen, elastin và  acid hyaluronic ở lớp trung bì. Quá trình lão hóa tự nhiên này lại càng nghiêm trọng và nhanh chóng hơn khi cơ thể thường xuyên phơi nhiễm với các nhân tố gây lão hóa ngoại sinh như hút thuốc lá, stress, môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, tia tử ngoại, v.v… làm xuất hiện ngày càng nhiều những nếp nhăn, làn da chùng nhão và mất đi sự căng tròn, đầy đặn vốn có. Lúc này, chất làm đầy được lựa chọn như một cứu cánh tức thời để khắc phục những sự thiếu hụt thể tích do những thất thoát của các thành phần quan trọng ở trung bì.

Quy trình tiêm chất làm đầy thường được thực hiện để khắc phục những nếp nhăn tĩnh của da lão hóa, đặc biệt là những nếp nhăn ở 2/3 dưới của khuôn mặt như rãnh má mũi hay nếp gấp miệng cằm (rãnh marrionette). Các chất làm đầy còn được sử dụng cho mục đích độn mô hay tạo đường nét cho khuôn mặt như làm đầy má hóp, làm đầy môi hay  nâng gò má. Khi được đưa vào làn da, có thể là ở trung bì hay những vị trí sâu hơn, chất làm đầy sẽ thay thế những thể tích bị thiếu hụt do bẩm sinh hay do quá trình lão hóa. Đồng thời, một số chất làm đầy còn đóng vai trò là chất kích thích sinh học, giúp hoạt hóa và thúc đẩy nguyên bào sợi tăng cường hoạt động sản sinh collagen và elastin cho làn da. Ngoài ra, với xu hướng làm đẹp tạo khuôn mặt V-line như các ca sĩ hay diễn viên Hàn Quốc, chất làm đầy còn được sử dụng để tiêm cằm, hay được ưa chuộng hơn nữa là nâng mũi tạo dáng S-line bằng chất làm đầy.

Các chất làm đầy có thể được phân loại thành 3 nhóm cơ bản dựa trên thời gian tác dụng như tạm thời (dưới 1 năm, như collagen hay acid hyaluronic), bán vĩnh viễn (từ 1 – 2 năm, như calcium hydroxyl apatite hay acid poly-L-lactic ) và vĩnh viễn (nhiều hơn 2 năm, như polymethyl methacrylate). Về bản chất hóa học, các chất làm đầy kể trên là những chất có độ tinh khiết và an toàn cao, không gây độc và không chứa độc tố, có tính tương thích cao với cơ thể người. Nhưng về mặt cơ học, do khả năng tồn tại khá lâu dài trong cơ thể, nên nếu tiêm chất làm đầy không đúng cách hoặc được thực hiện bởi những người không đủ trình độ chuyên môn và tay nghề, chất làm đầy có thể gây tắc nghẽn mạch máu, khiến vùng da không được tưới máu nuôi dưỡng có thể bị hoại tử, hoặc tai biến có thể nghiêm trọng hơn như mù mắt hay mất/giảm thị lực vĩnh viễn, chưa kể đến những rủi ro về viêm nhiễm trùng nếu môi trường thực hiện thủ thuật không đảm bảo vệ sinh vô khuẩn. Mặc dù những rủi ro trên xuất hiện với tỉ lệ khá thấp, khoảng 0,6 phần ngàn (tức 10.000 ca sẽ có khoảng 6 ca rủi ro) nhưng tỉ lệ này tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao hơn do ngày càng có nhiều người thực hiện tiêm chất làm đầy không được đào tạo bài bản, mà chỉ là học qua những kinh nghiệm truyền miệng hay chỉ đơn giản là thực hiện một cách tự phát thông qua các clip trên mạng internet. Chính vì vậy, việc tiêm chất làm đầy cần được cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện bởi những bác sỹ có đầy đủ trình độ chuyên môn và tay nghề tại một cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn.

health and beauty concept – woman getting dermall fillers injection

Tại Việt Nam hiện nay, chất làm đầy đang được sử dụng khá phổ biến là acid hyaluronic. Đây mà một glycosaminoglycan tự nhiên của cơ thể người, có ở lớp trung bì đóng vai trò tạo cấu trúc, giữ nước và tạo sự đầy đặn cho làn da. Chất làm đầy có bản chất là hyaluronic acid trên thị trường có rất nhiều loại với nhiều thương hiệu khác nhau, và các sản phẩm cũng khác nhau về công thức, nồng độ hay mức độ liên kết chéo, từ đó dẫn đến sự khác nhau về thời gian tồn tại trong cơ thể cũng như mức độ sưng nề nhẹ sau tiêm. Chính vì những sự khác biệt nêu trên giữa các sản phẩm chất làm đầy có bản chất là hyaluronic acid mà các bác sỹ sẽ lựa chọn loại chất làm đầy có độ cứng phù hợp cho từng vùng tiêm (loại cứng cho những vùng cần tạo hình cố định, và loại mềm hơn cho những vùng cử động nhiều hay những vùng da mỏng). Điều này hết sức quan trọng để tạo nên một sản phẩm đẹp hài hòa và tự nhiên sau khi tiêm. Độ sâu khi tiêm chất làm đầy cũng tùy thuộc vào vị trí và mục đích thẩm mỹ, đồng thời cũng quyết định sản phẩm cuối cùng sau khi tiêm có mượt mà hay u sần vón cục. Một ưu điểm của chất làm đầy hyaluronic acid chính là chất này có “thuốc giải” để có thể tiêm hòa tan chất làm đầy nếu như tiêm chất làm đầy bị lỗi hay chỉ đơn giản là khách hàng không thích diện mạo mới của mình. Giá thị trường hiện nay khi tiêm chất làm đầy hyaluronic acid có thể dao động từ 5 triệu đến hơn 10 triệu cho 1cc chất làm đầy, tùy thuộc thương hiệu và xuất xứ sản phẩm. Chất làm đầy an toàn là loại được đóng gói trong từng xylanh 1 – 2 cc riêng lẻ, dùng xong rồi vứt đi. Không nên sử dụng loại đóng gói to, mỗi lần dùng rút ra 1 ít vì dễ có nguy cơ nhiễm trùng.

Một số chống chỉ định cho việc tiêm chất làm đầy có thể kể đến như: phụ nữ mang thai, cho con bú; vùng tiêm đang bị nhiễm khuẩn; sự hình thành sẹo lồi hay sẹo phì đại; rối loạn đông máu – chảy máu; có sử dụng isotretinoine trong vòng 06 tháng; teo da (do yêu cầu sử dụng steroid mãn tính, các hội chứng di truyền); rối loạn hồi phục vết thương; viêm da tại vùng tiêm; mẫn cảm với thành phần chất làm đầy; bệnh nhân có kỳ vọng không thực tế về phương pháp.

Một số biểu hiện sau khi tiêm: sưng nhẹ, đỏ nhẹ, có thể có vết bầm là những biểu hiện bình thường và thường sẽ tự biến mất sau vài giờ hay vài ngày. Nếu có dấu hiệu xanh tím hay trắng bệt vùng da trên diện rộng, đau nhức dữ dội hay mất cảm giác hoàn toàn, hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, chảy dịch vùng tiêm, cần lập tức liên hệ ngay với bác sỹ để được xử lý kịp thời.

Mặc dù chất làm đầy tạm thời có bản chất là hyaluronic thường được xem là chất làm đầy tương thích tốt với cơ thể, và do có thể giải được dễ dàng bằng hyaluronidase, nhưng lựa chọn chất làm đầy hyaluronic acid để tiêm vào cơ thể cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về đặc tính của sản phẩm nhằm hạn chế tối đa tai biến – tác dụng phụ từ các loại tạp chất trong quá trình sản xuất sản phẩm. An toàn tuyệt đối khi tiêm chất làm đầy đòi hỏi 2 yếu tố, tay nghề bác sĩ (tiêm đúng kỹ thuật, đúng giải phẫu để không gây tắc mạch, hoại tử hay mù mắt) và độ an toàn của chính sản phẩm chất làm đầy được sử dụng.

Cùng có bản chất hóa học là acid hyaluronic, nhưng mỗi một thương hiệu với một quy trình chọn lọc nguyên liệu và sản xuất khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm có đặc tính kỹ thuật khác nhau. Một sản phẩm chất làm đầy hyaluronic an toàn cần có:

– Hàm lượng nội độc tố vi khuẩn càng thấp càng tốt (sinh ra trong quá trình sản xuất hyaluronic acid bằng công nghệ sinh học)

– Dư lượng hóa chất BDDE bằng 0 (hóa chất này dùng để tạo liên kết chéo nhằm tăng cường độ cứng và thời gian tồn tại trong cơ thể của chất làm đầy)

– Kích thước phân tử đồng nhất và liên kết chéo hoàn toàn

– pH và áp suất thẩm thấu của sản phẩm tương thích với cơ thể

– Độ nhớt, độ dẻo và áp lực khi tiêm được tối ưu hóa phù hợp với vùng tiêm

P/s: Nếu các bạn yêu cầu Tiến ví dụ một sản phẩm chất làm đầy nào đáp ứng được các tiêu chí trên thì Tiến có thể đề xuất nhãn hàng chất làm đầy e.p.t.q của hãng Jetema (Hàn Quốc) các bạn ạ. Sản phẩm này được mệnh danh là Safety Filler (chất làm đầy an toàn) được rất nhiều bác sĩ ở các bệnh viên lớn của Hàn Quốc tin dùng, và có đại sứ thương hiệu tại Hàn Quốc là diễn viên Kwon Sang Woo trong phim Nấc Thang Lên Thiên Đường đó các bạn. ^^

 Dược sĩ Tiến

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

[REVIEW] Kem chống nắng SOLAR SHADE SPF 50 của gloTherapeutics (Hoa Kỳ)

Review về sản phẩm chống nắng của gloTherapeutics (Hoa Kỳ)

SOLAR_SHADE_SPF_50

Đây là sản phẩm chống nắng vật lý đơn thuần, và lại có độ chống nắng rất cao để có thể bảo vệ da được tốt, SPF = 50.

Như chúng ta biết, chống nắng vật lý sẽ bảo vệ da theo cơ chế phản xạ tia UV đi nơi khác và bản chất của hoạt chất chống nắng là bột oxit kim loại (kẽm oxit hay titan dioxide) nên không bị biến đổi trong quá trình bảo vệ da. Chính vì vậy, sẽ có thời gian bảo vệ da rất lâu dài, và gần như không mất tác dụng trong xuyên suốt quá trình nằm trên bề mặt da. Thêm vào đó, chống nắng vật lý không được hấp thu vào da nên hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng da ngay cả trên những da nhạy cảm hay những da vừa trải qua các trị liệu xâm lấn như laser, thay da hay lăn kim. Bản chất của bột kẽm oxit ZnO cũng là một chất có khả năng kháng viêm, kháng dị ứng.

Sản phẩm SOLAR SHADE SPF 50 của gloTherapeutics chứa titan dioxit là 6.5% và kẽm oxit là 8.6% với độ chống nắng là SPF bằng 50. Bình thường, với thành phẩn bột oxit kim loại mà nhiều quá thì sẽ sau khi bôi sẽ tạo một lớp nền trắng bệch trên da nhìn rất không tự nhiên, nhưng sản phẩm này của glo được bào chế với bột kẽm và titan siêu mịn nên không tạo lớp nền trắng bệch đó mà thay vào đó là lớp nền trong veo, bóng mịn và nâng tông màu da nhẹ, không cảm giác bí hay tắc.

Sản phẩm này là một trong những sản phẩm “bất ly thân” của Tiến vì đi đâu hay ngày nào Tiến cũng bôi kem chống nắng này trước khi ra đường, thậm chí là khi đi quay phim giữa trời nắng hay quay các MV ngoài biển thì có lớp kem chống nắng SOLAR SHADE SPF 50 này trên da Tiến cũng an tâm hơn và chưa bao giờ bị bỏng nắng hay sạm da dù rằng đứng trực tiếp ngoài nắng biển hàng giờ đồng hồ. Đồng thời là da cũng ẩm mượt, mịn màng và sáng nhẹ để mình có thể tự tin bước ra ngoài mà không cần makeup hay trang điểm. Thậm chí là ngay cả khi trong nhà Tiến cũng bôi kem này, vừa dưỡng ẩm, vừa chống nắng để phòng tránh các tia UV hắt vào từ mái hiên, cửa sổ, hay phát ra từ đèn huỳnh quang, màn hình ti vi, vi tính, v.v… mặc dù độ chống nắng cao nhưng lại rất thông thoáng và hoàn toàn thoải mái.

Trước và sau khi thoa kem da sáng nhẹ, không bóng dầu, không nhờn rít, bí tắc, không tạo lớp nền trắng bệch kém tự nhiên

Ưu điểm của kem chống nắng SOLAR SHADE SPF 50 là khô thoáng, không nhờn rít hay bít tắc, có khả năng dưỡng ẩm nhẹ nên phù hợp với cả da khô lẫn da dầu, và vì là kem chống nắng vật lý nên phù hợp với cả da nhạy cảm luôn. Trong thành phần của SOLAR SHADE SPF 50 bên cạnh các tác nhân chống nắng còn có những thành phần giữ ẩm và chống lão hóa cho da như:

  • sodium hyaluronate (là dạng muối tan trong nước của acid hyaluronic giúp hút nước giữ ẩm cho da, là thành phần chủ đạo trong các liệu trình căng bóng da mặt Hàn Quốc);
  • tocopherol (vitamin E), ascorbyl palmitate (dẫn xuất của vitamin C), ascorbic acid (vitamin C tự do): hỗn hợp cho tác động cộng gộp trong việc chống oxy hóa, chống lão hóa, kích thích tăng sinh collagen. Có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh được rằng vitamin E và vitamin C dùng chung sẽ tăng cường tác dụng lẫn nhau, đồng thời tăng cường khả năng chống chọi của làn da đối với tia UV và tăng cường khả năng chống nắng bảo vệ da của các hoạt chất chống nắng.

Với khả năng chống nắng và lọc tia UV cao (SPF = 50), thời gian tác dụng rất lâu dài, không cần bôi đi bôi lại thường xuyên (do cơ chế chống nắng vật lý), nguy cơ kích ứng dị ứng da tối thiểu, khả năng dưỡng ẩm – chống lão hóa tốt, SOLAR SHADE SPF 50 là lựa chọn tối ưu cho những bạn có da bình thường, da dầu, hay da khô (tất nhiên da khô quá thì sẽ cần lót thêm 1 lớp kem dưỡng ẩm bên trong), và thậm chí là những da nhạy cảm, hay da tổn thương vì vừa trải qua các trị liệu như laser, thay da hay lăn kim. Đặc biệt những bạn da mỏng, đỏ, nóng bừng cũng sẽ rất phù hợp vì chống nắng vật lý ít sinh nhiệt nên không sợ làm da mặt bị đỏ ứng hay nóng bừng sau khi bôi nhé. Những bạn nào bị nám da hay tàn nhang, dù có đang trị liệu laser hay thay da hay chưa trị liệu gì cả thì SOLAR SHADE SPF 50 này cũng là một lựa chọn rất tốt để bảo vệ làn da được tối ưu nhé.

Dược sĩ Tiến

Giải đáp thắc mắc của khách hàng làm đẹp (Phần 2)

Giải đáp thắc mắc của khách hàng làm đẹp (Phần 2)

Tiếp theo “Giải đáp những nghi ngờ của khách hàng thẩm mỹ – phần 1” đã đăng cách đây không lâu, Tiến tiếp tục Phần 2 với những câu hỏi, những thắc mắc, nghi ngờ mà khách hàng thường hay đặt ra với các spa về giá dịch vụ hay khi xảy ra các vấn đề.

 

– Tiến cũng xin được chép lại dòng tái bút mà Tiến đã ghi ở Phần 1. –

P/s: Tiến không quơ đũa cả nắm, nhưng tất nhiên, trong hàng ngàn sa số các spa, thẩm mỹ viện, phòng khám da liễu hiện nay sẽ có lẫn lộn người tốt và kẻ xấu, người làm ăn chân chính và những kẻ chộp giật, trục lợi. Bài viết này không có ý nghĩa khuyến cáo khách hàng tin tưởng tuyệt đối và mù quáng vào tất cả các spa, mà chỉ nhằm giải đáp những thắc mắc của các bạn một cách khách quan trên quan điểm khoa học khi nhìn vào hoạt động của một spa/thẩm mỹ viện/phòng khám chân chính.

 

Hỏi 5: Tại sao spa bảo mình ngừng kem đang sử dụng tại nhà và làm dịch vụ tại spa, sau đó da mình bị ngứa, mẩn đỏ, dị ứng thì spa lại bảo nguyên nhân là do kem của mình dùng tại nhà, trong khi mình sử dụng kem của mình mấy năm nay rồi có khi nào dị ứng đâu? Phải chăng là spa đang cố tình đổ thừa để chối bỏ trách nhiệm?

Đáp 5: Thông thường, khi một bác sĩ da liễu của phòng khám hay một chuyên viên tại spa yêu cầu bạn phải ngừng sử dụng kem tại nhà là vì có thể họ đang nghi ngờ kem bạn đang dùng tại nhà có chứa corticoid. Có thể da bạn đã có dấu hiệu mỏng đỏ, teo da – giãn mạch, hoặc chưa có dấu hiệu hư tổn gì cả, nhưng việc ngừng sử dụng kem có chứa corticoid là một điều hết sức cần thiết để hồi phục da và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Và với một làn da đã quen sử dụng kem có chứa corticoid trong một thời gian dài thì việc ngừng kem sẽ dẫn tới tình trạng kích ứng – dị ứng, khô da bong tróc, nổi mẩn, mụn bùng phát hay tăng sạm nám da là điều hết sức bình thường và sẽ xảy ra với hầu hết các trường hợp. Sự kích ứng, mẫn cảm hay bùng phát mụn – nám này càng nghiêm trọng khi thời gian sử dụng kem chứa corticoid càng lâu dài và nồng độ corticoid trong kem càng cao. Corticoid có bản chất là chất kháng viêm và ức chế miễn dịch, nên trong thời gian sử dụng sẽ khiến cho vi khuẩn, vi nấm và demodex trên da tăng sinh không kiểm soát do hệ miễn dịch của da bị ức chế. Khi ngừng kem, sự ức chế đó không còn nữa và hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công ồ ạt lên dân số vi khuẩn, vi nấm và demodex tích lũy trên da trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng bùng phát kích ứng – dị ứng, mẩn ngứa và mụn. Đây là cơ chế tự nhiên và sẽ xảy ra cho dù bạn có sử dụng sản phẩm hay dịch vụ tại spa hay không – chỉ cần ngưng kem chứa corticoid thì tự khắc sẽ bùng phát mà thôi. Việc ngưng kem và bùng phát như thế có thể khiến bạn hoang mang và lo lắng khi từ một làn da bình thường (thậm chí có thể gọi là da đang đẹp) lại trở nên xấu xí vì mụn và bong tróc, nhưng việc làm này là hết sức cần thiết để tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn như nám kháng trị, mất sắc tố lốm đốm, teo da, lộ chỉ máu, da mỏng đỏ khô căng, dễ kích ứng, v.v… nếu ta tiếp tục sử dụng kem chứa corticoid trong thời gian dài. Kiên trì vượt qua giai đoạn bùng phát này (thường sẽ kéo dài 3 – 6 tuần) thì bạn sẽ có thể “cai nghiện” corticoid hoàn toàn và hồi phục một làn da khỏe mạnh. Tuyệt đối đừng vì hoang mang, lo sợ mà không tuân thủ điều trị hay quay trở lại với kem chứa corticoid thì về lâu dài tình trạng sẽ rất nghiêm trọng và khó lòng khôi phục được.

 

Hỏi 6: Tại sao giá dịch vụ giữa các cơ sở lại có sự chênh lệch nhiều như vậy? ví dụ cùng một dịch vụ PRP mà thẩm mỹ viện này giá khác, thẩm mỹ viện kia giá khác, mà đôi khi giá chênh lệch đến 3-4 lần? Đây liệu có phải là chiêu trò PR để nâng cao giá dịch vụ lên quá mức không?

Đáp 6: Mỗi cơ sở sẽ có một mức độ đầu tư về trang thiết bị, sản phẩm, quy trình và trình độ chuyên môn hoàn toàn khác nhau nên giá dịch vụ khác nhau là điều dễ hiểu. Cùng một loại công nghệ, nhưng trang thiết bị của Trung Quốc, Hàn Quốc hay của Mỹ sẽ có giá trị chênh lệch nhau rất nhiều, thậm chí là 5 – 10 lần. Và tất nhiên, trang thiết bị càng chất lượng sẽ có độ chính xác cao, giúp trị liệu hiệu quả và an toàn hơn rất nhiều, hạn chế tối đa những rủi ro và tai biến. Về dịch vụ PRP cũng tương tự như vậy. PRP là Platelet Rich Plasma, hay còn gọi là huyết tương giàu tiểu cầu – phương pháp ly trích tiểu cầu từ trong máu toàn phần để thu được huyết tương có nồng độ cao các yếu tố tăng trưởng, ứng dụng trong trẻ hóa da và hồi phục tổn thương. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào độ cô đặc của tiểu cầu thu được và lương yếu tố tăng trưởng được giải phóng ra khỏi tiểu cầu sau khi hoạt hóa. Các cơ sở khác nhau, phòng khám khác nhau sẽ khác nhau về trang thiết bị (máy ly tâm, bộ kit ly tâm, thiết bị hoạt hóa, v.v…), về quy trình ly trích và phương pháp đưa vào da nên tất nhiên độ cô đặc của tiểu cầu thu được chắc chắn sẽ không giống nhau, cũng như lượng yếu tố tăng trưởng được giải phóng sau khi hoạt hóa sẽ hoàn toàn khác nhau, dẫn tới hiệu quả đạt được sẽ khác nhau rất nhiều.

 

Tiến cũng đã có bài viết riêng về phương pháp PRP này. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo đường link sau:

http://duocsitien.vn/duoc-si-tien-va-nhung-chia-se-ve-phuong-phap-prp/

Hỏi 7: Mình sử dụng mỹ phẩm do spa cung cấp bị dị ứng. Có phải spa đó đã đưa mỹ phẩm dỏm, kém chất lượng cho mình hay không? Hay do trình độ chuyên môn của cơ sở đó chưa đủ và không đáng tin cậy?

Đáp 7: Dị ứng vốn là vấn để của cơ địa, chứ không phải vấn đề của sản phẩm. Cũng giống như trường hợp một số người ăn tôm hay thịt bò thì bị dị ứng trong khi rất nhiều người khác có thể ăn được rất bình thường. Điều đó không có nghĩa là tôm hay thịt bò là xấu, mà là do cơ địa của mình không phù hợp mà thôi. Hay trường hợp một số trẻ uống sữa bị tiêu chảy là do cơ thể trẻ thiếu men lastase không thủy phân được đường sữa lactose nên không hấp thu được và tồn tại trong ống ruột gây ra tiêu chảy thẩm thấu trên trẻ mà thôi. Điều đó không có nghĩa là sữa đó có hại mà nghĩa là trẻ cần đổi sữa hoặc cần bổ sung men lactase để có thể hấp thu đường sữa lactose. Đối với mỹ phẩm cũng tương tự. Xảy ra dị ứng không nói lên được mỹ phẩm đó dỏm hay xịn mà chỉ nói lên rằng chúng ta không phù hợp với loại mỹ phẩm đó và cần phải lựa chọn loại khác mà thôi. Một thực tế là, mỹ phẩm càng xịn, càng chứa nhiều thành phần, nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại dịch chiết thiên nhiên thì nguy cơ dị ứng sẽ càng cao vì có thể cơ thể chúng ta sẽ không tương thích với một trong số rất nhiều thành phần bổ dưỡng đó. Trong khi, một loại mỹ phẩm càng đơn giản, ít thành phần thì càng ít nguy cơ gây kích ứng. Đơn giản nhất có thể lấy trường hợp của nước tinh khiết làm ví dụ, vì nước tinh khiết chỉ chứa nước và không chứa thành phần gì khác (ngoại trừ một số ion với hàm lượng rất thấp) nên hầu như không bao giờ gây dị ứng nếu chúng ta bôi nước tinh khiết lên da. Cũng không đổ lỗi được cho vấn đề chuyên môn của bác sĩ hay của chuyên viên vì thực chất khi hỏi tiền sử sử dụng mỹ phẩm hay tiền sử dị ứng thì hầu hết các khách hàng đều không nắm được mình đã từng sử dụng những loại mỹ phẩm hay hoạt chất gì, nên việc khai thác tiền sử để đánh giá nguy cơ dị ứng là điều gần như bất khả thi.

Trong một số trường hợp, do hoạt chất dễ gây kích ứng (chứ không phải dị ứng), ví dụ vitamin A hay retinol dạng bôi có thể gây kích ứng trên những da lần đầu sử dụng (biểu hiện là khô da, bong tróc, đỏ, rát, v.v…) mà chúng ta hiểu được rằng hoạt chất đó là có lợi cho da, thì có thể sử dụng liều thấp rồi tăng dần, hoặc sử dụng với thời gian thưa ra rồi sát lại dần để cho da quen dần thì có thể sử dụng được mỗi ngày với liều cao mà không còn bị kích ứng nữa.

 

Hỏi 8: Tại sao ban đầu spa tư vấn cho mình sử dụng dịch vụ và dự kiến chỉ sau 6 – 8 buổi mình có thể cải thiện vấn đề khoảng 80%. Nhưng thực tế sau 8 buổi trị liệu mình chỉ cải thiện được tầm 50% mà thôi. Sau đó spa còn tư vấn cho mình mua thêm sản phẩm và làm thêm dịch vụ mới có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Phải chăng là spa đang lừa gạt mình?

Đáp 8: Cũng chính vì hầu hết các khách hàng của spa đều không nhớ hoặc không biết được mình đã từng sử dụng những loại mỹ phẩm hay hoạt chất gì, nồng độ bao nhiêu, cũng như đã từng trị liệu nhiều nơi nhưng lại không biết được chính xác những trị liệu đó là gì, nên mọi ước lượng của spa khi tư vấn chỉ là con số trung bình dựa trên đáp ứng của phần lớn khách hàng mà thôi. Và cũng vì không biết trước đó khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm gì nên hầu hết các spa hay các bác sĩ phải thăm dò lại từ đầu bằng mức năng lượng thấp nhất hay bằng những quy trình cơ bản nhất, mà đôi khi mức năng lượng hay quy trình đó đã được áp dụng từ trước ở nơi khác mà không hiệu quả và dẫn tới kém đáp ứng hay kháng trị. Có rất nhiều khách hàng/bệnh nhân vì quá nôn nóng kết quả trong thời gian ngắn mà áp dụng những phương pháp quá mạnh hay nồng độ thuốc quá cao trước đó nên dễ dẫn đến dung nạp và “lờn thuốc”, khiến hiệu quả trị liệu về sau khó khăn và ít đáp ứng hơn rất nhiều.

Và tất nhiên, cơ thể mỗi người mỗi khác nhau nên đáp ứng với các liệu trình tại spa hay quy trình trị liệu tại phòng khám sẽ không giống nhau. Nếu kết quả thực tế có xê dịch hay thời gian có kéo dài hơn so với ước tính ban đầu cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể một số trường hợp nhìn bên ngoài hay soi da bằng máy thì tình trạng da vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng khi áp dụng laser thì da lại tương đối mẫn cảm, chỉ chiếu laser ở một mức năng lượng rất thấp mà da đã ửng đỏ và nổi hồng ban nên buộc phải dừng trị liệu sớm, làm tăng số buổi trị liệu cần thiết và thời gian đạt được hiệu quả mong muốn kéo dài hơn.

Dược sĩ Tiến

Giải đáp những “nghi ngờ” phổ biến của khách hàng làm đẹp (Phần 1)

Giải đáp những “nghi ngờ” phổ biến của khách hàng làm đẹp (Phần 1)

Ngày nay, với công nghệ làm đẹp đang phát triển mạnh mẽ và đổi mới, cập nhật không ngừng, cũng như nhu cầu về làm đẹp của các chị em hay kể cả các đấng mày râu cũng ngày càng trở nên bức thiết vì một ngoại hình tươi sáng, trẻ trung là nền tảng cho sự tự tin trong cuộc sống, trong giao tiếp và cả trong thăng tiến của công việc. Tuy nhiên, trong cơn bão thông tin hỗn độn lan tràn trên mạng internet và những bài viết lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, người tiêu dùng/ khách hàng càng cảm thấy hoang mang hơn trong một rừng các spa mọc nên đầy rẫy như nấm sau mưa. Chính vì vậy, người tiêu dùng/ khách hàng ngày càng trở nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ thẩm mỹ hay sản phẩm cho chính mình. Điều này không sai, nhưng đôi khi, sự đề phòng thái quá dễ dẫn tới những sự không tuân thủ trong trị liệu và từ đó làm hạn chế kết quả đạt được. Bài viết này, với mục đích cung cấp thêm thông tin và giải đáp những nghi ngờ, thắc mắc phổ biến của người tiêu dùng/ khách hàng như một cách thay lời những spa chân chính muốn nói.

Dược sĩ Tiến và “Thay lời Spa muốn nói” (Phần 1)

P/s: Tiến không quơ đũa cả nắm, nhưng tất nhiên, trong hàng ngàn sa số các spa, thẩm mỹ viện, phòng khám da liễu hiện nay sẽ có lẫn lộn người tốt và kẻ xấu, người làm ăn chân chính và những kẻ chộp giật, trục lợi. Bài viết này không có ý nghĩa khuyến cáo khách hàng tin tưởng tuyệt đối và mù quáng vào tất cả các spa, mà chỉ nhằm giải đáp những thắc mắc của các bạn một cách khách quan trên quan điểm khoa học khi nhìn vào hoạt động của một spa/thẩm mỹ viện/phòng khám chân chính.

Hỏi 1: Tại sao các spa hay yêu cầu khách hàng phải dừng sản phẩm tại nhà và mua sản phẩm tại spa? Phải chăng đây là một chiêu trò kinh doanh của spa để “đào mỏ” khách hàng?

Đáp 1: Với tình trạng mỹ phẩm tràn lan trôi nổi trên thị trường hiện nay thì chính việc sử dụng mỹ phẩm sai cũng dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng cho làn da. Trên thực tế, có rất nhiều những trường hợp sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài dẫn tới hiện tượng teo da, giãn mạch, da mỏng đỏ, dễ kích ứng và hình thành nám kháng trị, nên nếu không ngừng những loại mỹ phẩm gây hại này thì quá trình hủy hoại làn da sẽ càng tiếp diễn và làm cho chính các dịch vụ tại spa trở nên dễ kích ứng hơn, hoặc đơn giản là không thể nào chăm sóc và khôi phục được làn da đó nữa. Trong một số trường hợp, ngay cả khi chưa có các dấu hiệu teo da, giãn mạch hay mỏng đỏ, thì việc ngừng các loại mỹ phẩm gây hại đó càng sớm sẽ giúp làn da càng dễ hồi phục và các dịch vụ tại spa sẽ tỏ ra hiệu quả hơn. Thậm chí, đối với những mỹ phẩm chính thống, mỹ phẩm sạch hay mỹ phẩm được xét duyệt và cấp phép bởi các cơ quan chức năng, nếu sử dụng không phù hợp với loại da, cơ địa, điều kiện sống và tình trạng da hiện tại thì cũng dễ dẫn đến những tác dụng phụ hay tạo nên những tương tác bất lợi với các dịch vụ tại spa. Ví dụ như trường hợp các loại mỹ phẩm làm trắng có chứa các loại acid hữu cơ sẽ không phù hợp với những loại da có các rối loạn sắc tố (nám mảng, tàn nhang, .v.v…), da mỏng đỏ, hay người sử dụng phải thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ hay đang sử dụng các dịch vụ mang tính bóc tách nhẹ. Một ví dụ khác là trường hợp sử dụng mỹ phẩm dưỡng ẩm theo cơ chế hút nước sẽ dễ làm da khô hơn nếu người sử dụng sống trong điều kiện môi trường khô, hanh, độ ẩm thấp sẽ khiến những chất háo nước không thể hút nước từ môi trường để cung cấp cho làn da mà lại hút nước từ trong da ra ngoài. Hay trường hợp da dầu do thiếu nước nếu sử dụng các loại sữa rửa mặt dành cho da dầu (thường chứa nhiều xà phòng để làm sạch dầu nhờn tốt) sẽ khiến làn da bị mất nước xuyên biểu bì nghiêm trọng hơn, làm làn da khô hơn, thiếu nước hơn và sẽ càng tăng tiết dầu nhiều hơn để chống lại tình trạng mất nước này. Chính vì hầu hết người sử dụng mỹ phẩm đều không nắm rõ về thành phần cũng như cơ chế của mỹ phẩm mà mình đang sử dụng, nên các spa thường khuyên khách hàng thay đổi sản phẩm tại nhà bằng sản phẩm tại spa để các chuyên viên dễ kiểm soát, đảm bảo tính tương thích và phù hợp tối đa với làn da và với các dịch vụ tại spa mà khách hàng đang sử dụng, giúp tăng cường hiệu quả chăm sóc tại spa và giảm thiểu nguy cơ hỏng da do các loại mỹ phẩm gây hại – tất nhiên điều này chỉ đúng khi spa không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu.

Hỏi 2: Tại sao đã đạt kết quả rất tốt mà spa vẫn yêu cầu khách hàng mua thêm gói dịch vụ để duy trì? Liệu điều này có thực sự cần thiết không?

Đáp 2: Cơ thể người là một cơ thể sống và tồn tại trong trạng thái cân bằng động, nên việc bổ sung liên tục những loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì trạng thái cân bằng động này là một việc hết sức quan trọng và mang tính chất sinh tồn. Đó là lý do tại sao hàng ngày chúng ta cần phải ăn đủ bữa, đủ chất và đủ lượng. Tương tự, làn da cũng là một phần không thể tách rời khỏi cơ thể, và cũng vận hành tương tự như vậy. Chính vì vậy, sau khi làn da đã được khôi phục và cải thiện bởi các dịch vụ chăm sóc tại spa, chúng ta cần thường xuyên chăm sóc duy trì để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho làn da nhằm duy trì một làn da khỏe đẹp. Cây không được tưới nước sẽ khô héo, làn da không được chăm sóc sẽ già cỗi. Chúng ta không thể nào kỳ vọng một vài buổi tập thể dục có thể duy trì một hình thể đẹp mãi mãi, nên để có một làn da đẹp tất nhiên cũng sẽ cần phải có một sự đầu tư chăm sóc nghiêm túc, đều đặn và dài hơi. Những làn da vốn khỏe mạnh, nếu không được chăm sóc tốt cũng sẽ dễ dàng bị lão hóa và phát sinh nhiều vấn đề, thì những làn da vốn đã có vấn đề lại càng cần phải được chăm sóc tốt hơn rất nhiều để những vấn đề đó không phát sinh trở lại. Khi đã có kế hoạch chăm sóc dài hơi tại các spa, đặc biệt là các spa chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao, quy trình chăm sóc sẽ được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với làn da ở từng thời điểm, từng độ tuổi, và theo từng sự thay đổi của cơ thể và làn da trong từng giai đoạn.

Hỏi 3: Tại sao cùng một vấn đề da như nhau và được spa chỉ định sử dụng cùng một phương pháp hay một công nghệ giống nhau, mà giá tiền của mình và của bạn mình lại chênh lệch tương đối nhiều? Có hay không các spa đang chọn mặt mà hét giá?

Đáp 3: Có một số nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về giá tiền của gói dịch vụ. Thứ nhất là về cách nhìn nhận vấn đề. Có rất nhiều khách hàng cứ nghĩ vấn đề của mình cũng giống như vấn đề của bạn mình nhưng thực chất là không phải. Ví dụ như trường hợp có rất nhiều khách hàng nghĩ mình bị tàn nhang nhưng thực chất lại là tình trạng nám chân, nám đinh (hay thuật ngữ chuyên môn là bớt Hori). Mặc dù cũng dùng công nghệ Q-switched Nd:YAG laser để xử lý, nhưng tàn nhang chỉ cần 2-3 buổi trị liệu, trong khi nám chân cần khoảng 8 – 12 buổi (tùy mức độ nghiêm trọng) nên tất nhiên giá tiền của gói dịch vụ sẽ có sự chênh lệch tương đối nhiều. Lý do thứ hai dẫn tới sự khác biệt về giá gói dịch vụ giữa hai khách hàng, dù cùng một vấn đề giống nhau, chính là tình trạng da đi kèm và cơ địa. Cùng một vấn đề là nám da, nhưng một da khỏe mạnh và một làn da mỏng, yếu, mẫn cảm sẽ có hai hướng xử lý hoàn toàn khác nhau, mặc dù có thể sử dụng cùng một công nghệ là laser mà thôi. Đối với làn da khỏe mạnh, có thể đi ngay vào xử lý laser với mức năng lượng tiêu chuẩn để nhanh chóng đạt kết quả sau 6 – 8 buổi. Nhưng đối với làn da mỏng đỏ, yếu đuối và mẫn cảm, cần xử lý hồi phục da và chữa đỏ trước khi tiến hành sử dụng laser Q-siwtched Nd:YAG để xử lý vấn đề nám. Ngay cả khi làn da đã được hồi phục và xử lý đỏ da một cách triệt để thì năng lượng laser áp dụng cho làn da này cần phải nhẹ nhàng và kiểm soát tốt để tránh tạo nên thương tổn da quá mức. Và cũng chính vì phải áp dụng mức năng lượng thấp hơn mức tiêu chuẩn nên thời gian để đạt hiệu quả mong muốn tất nhiên sẽ kéo dài hơn so với bình thường và cần nhiều buổi laser hơn so với làn da khỏe mạnh. Về vấn đề cơ địa, nếu làn da bẩm sinh là loại III theo phân loại Fitzpatrick thì có thể áp dụng mức năng lượng laser cao hơn so với làn da loại IV hay loại V vì nguy cơ bỏng, tạo sẹo và tăng sắc tố của da loại V cao hơn da loại IV, và nguy cơ của da loại IV sẽ cao hơn da loại III. Một cơ sở được đào tạo bài bản, chuyên sâu và có trình độ chuyên môn tất nhiên sẽ thiết kế liệu trình riêng biệt cho từng khách hàng cụ thể tùy thuộc vào vấn đề của khách hàng, loại da, cơ địa, tình trạng da đia kèm và cân nhắc cả điều kiện sống/làm việc của khách hàng đó. Những khách hàng phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ thì sẽ cần phải được xử lý nhẹ nhàng, vừa phải nhằm tránh nguy cơ sạm da do nắng. Đó là chưa kế đến những vấn đề về sức khỏe, bệnh lý mãn tính, thuốc uống tại nhà và độ tuổi.

Hỏi 4: Tại sao mình thấy bạn mình sử dụng dịch vụ đó đạt hiệu quả rất tốt, nhưng khi mình dùng thì lại không đạt hiệu quả như vậy, mà spa lại cứ khăng khăng đề nghị mình sử dụng một dịch vụ khác với giá tiền cao hơn? Phải chăng là spa đang “rút ruột” dịch vụ để hạ chi phí và làm mình chán nản mà phải sử dụng dịch vụ đắt tiền hơn?

Đáp 4: Như những gì đã được phân tích ở câu trả lời trên, mỗi người sẽ có những vấn đề da rất riêng biệt, có thể giống nhau, có thể khác nhau nhưng chắc chắn tình trạng da đi kèm, loại da, cơ địa, điều kiện sinh sống/làm việc, vấn đề sức khỏe, bệnh lý mãn tính, thuốc uống tại nhà, độ tuổi, v.v…. chắc chắn sẽ khác nhau nên hiển nhiên những dịch vụ tốt với người khác chưa chắc đã tốt với mình. Đôi khi các khách hàng quá nhạy cảm về vấn đề giá cả nên cứ nghĩ là spa đang bày vẽ thêm cho mình. Nhưng đối với các spa chân chính và được đào tạo bài bản về chuyên môn thì việc phân tích từng tình trạng da khác nhau và các yếu tố liên quan để đưa ra liệu trình phù hợp nhất cho khách hàng là việc hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Dược sĩ Tiến

LÀM TRẮNG BẰNG GLUTATHION vs. SỨC KHỎE

Gần đây, trên facebook có một số bài viết chia sẻ về việc truyền trắng gây sẩy thai hay vô sinh, cùng nhiều tác dụng tiêu cực khác của việc truyền trắng đối với sức khỏe, làm cho người tiêu dùng và cả những người làm nghề cảm thấy hoang mang giữa hàng đống thông tin hỗn độn tìm được trên mạng internet. Hôm nay, mình viết bài này để chia sẻ quan điểm của mình về phương thức truyền trắng này dựa trên khoa học và trong giới hạn hiểu biết của mình. Hy vọng có thể  giúp cho mọi người hiểu thêm về truyền trắng (cụ thể là glutathione, chất chính được dùng trong các liệu trình truyền trắng thông dụng) và từ đó có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về vấn đề này.

P/s1: Bài viết được viết dựa trên sự hiểu biết hạn hẹp của mình và những gì mình cập nhật cho đến hiện tại. Các bạn có thể đọc và xem đây như 1 bài báo lá cải hoặc chỉ đơn giản là 1 cái gì đó để tham khảo cho vui. Mình không hề nói rằng những gì mình viết sẽ là chân lý và cũng không hề nghĩ rằng những gì viết dưới đây sẽ luôn luôn đúng. Ai quan tâm thì đọc, không thích thì cho qua nhé. Tất nhiên, bài viết không thể thay thế chẩn đoán hay kê toa của bác sỹ, càng không phải tài liệu y văn chính thức để có thể làm căn cứ đánh giá bất kỳ 1 ai, 1 nhãn hàng, hay 1 phương pháp nào, lại càng không thể so sánh với các bài báo khoa học, các nghiên cứu lâm sàng của những bác sỹ và các khoa học gia lừng lẫy nhé. ^^~

P/s2: Bài viết không phải là thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. J


P/s3: Bài viết chỉ phân tích về lợi và hại của glutathion (chất được bàn luận trong phương pháp tiêm trắng, truyền trắng hay làm trắng toàn thân) chứ không thể hiện quan điểm ủng hộ hay phản đối gì đối với các phương pháp này. Viết là việc của mình, còn đọc và quyết định là trách nhiệm của mỗi người đối với chính bản thân của mình nhé. ^^

Do bài viết trên facebook chia sẻ về việc tiêm trắng bằng glutathione gây vô sinh và sẩy thai, đồng thời làm hư gan hư thận và da dẻ thâm tím, v.v… nên mình viết chỉ tập trung vào việc truyền trắng bằng chất này thôi nhé. Còn tất nhiên, trên thị trường có vô số các loại hàng tiêm trắng truyền trắng với vô số các loại hoạt chất khác nhau, nên tất nhiên, lợi hay hại còn tùy thuộc vào họ truyền vào cơ thể chúng ta chất gì nữa nhé. Chỉ một bài viết đơn lẻ này tất nhiên không thể cover hết tất cả các loại hóa chất, từ hàng thật đến hàng giả, mà người ta đang sử dụng. J

Trước khi đi vào từng chất là gì, tác dụng và tác dụng phụ như thế nào, mình muốn trình bày 1 quan điểm rằng không có bất thứ cái gì trên cõi đời này là có hại hoàn toàn hay có lợi hoàn toàn. Cơ thể chúng ta tồn tại được là nhờ vào sự cân bằng. Chúng ta duy trì sự cân bằng càng tốt (ví dụ cân bằng nội môi) thì chúng ta càng khỏe mạnh nên cái gì quá nhiều hay quá ít cũng đều không tốt. Cho nên, khi nói rằng 1 thứ gì đó có hại hay có lợi thì cần phải nói rõ ràng là liều lượng và cách dùng trong từng trường hợp cụ thể là như thế nào, còn không thì những khẳng định về lợi và hại đó sẽ trở nên quá mơ hồ và vô căn cứ.

Ví dụ:

  1. Paracetamol (hay acetaminophen) là một thuốc hạ sốt giảm đau rất thông dụng mà hầu như ai cũng dùng. Hoạt chất này nằm trong những tên thuốc quen thuộc như Panadol hay những viên sủi giảm đau mà mọi người hay dùng, thậm chí một số cha mẹ còn dùng hạ sốt cho con trẻ nữa. Cơ bản, nếu dùng đúng thì paracetamol cũng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi quá liều, ví dụ khi tiêu thụ hơn 12 gram paracetamol, thì có thể dẫn tới tử vong. Do paracetamol được chuyển hóa thành N-acetyl-p-benzoquinone imin (NAPQI) và bình thường thì cơ thể chúng ta có đủ lượng glutathione để hóa giải và bất hoạt chất này. Nhưng khi chúng ta dùng quá liều cấp tính (trên 10gram) hoặc do lượng glutathione tại gan hay trong cơ thể chúng ta không có đủ thì NAPQI sẽ gây ra hoại tử gan và hoại tử ống góp của thận.

Dưới đây là một số bài viết minh chứng từ các trang nước ngoài uy tín:

http://patient.info/doctor/paracetamol-poisoning

https://www.drugs.com/cg/acetaminophen-overdose.html

Một bài viết minh chứng từ Dược thư quốc gia Việt Nam (Bộ Y Tế)

http://www.nidqc.org.vn/duocthu/paracetamol-acetaminophen.html

(*Mình đưa ra ví dụ này là bởi vì nó cũng có liên quan tới glutathione, và chút nữa mình sẽ nói rõ hơn về chất này *)

  1. Ngay cả nước là một thứ rất cần thiết cho cơ thể và chúng ta thường được khuyên là nên uống thật nhiều nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể xinh đẹp và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chúng ta uống nước quá nhiều và quá nhanh trong 1 thời gian ngắn (vì thận chúng ta chỉ có thể lọc tối đa khoảng nửa lít nước trong 1 giờ) có thể dẫn đến tình trạng hyponatremia, bệnh nhân bị hạ natri máu và dẫn tới tử vong.

Dưới đây là một bài viết minh chứng từ webmd:

http://www.webmd.com/fitness-exercise/features/water-intoxication#1

  1. Khí oxy là thứ mà chúng ta cần phải hít thở hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây để tồn tại. Có thể nói, con người chúng ta cần có oxy để sống. Vậy khí oxy là một thứ hết sức thiết yếu cho sinh mạng con người. Nhưng liệu chúng ta có biết rằng, khí oxy chỉ chiếm 21% trong không khí, và cũng nhờ vậy mà chúng ta mới sống được. Nếu chúng ta hít thở khí oxy ở nồng độ cao  trong thời gian dài thì hại sẽ nhiều hơn lợi. Dưới đây là đường link của một số bài minh chứng bằng tiếng Việt:

http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/tho-oxy-nguyen-chat-hai-hon-loi-560722.tpo

http://ykhoa.net/xahoi/ytecongcong/30_121.htm

http://www.dieutri.vn/vietnam/19-6-2012/S2102/Tho-o-xy.htm

Ba ví dụ trên chỉ là 3 ví dụ gần gũi để mọi người dễ hình dung, chứ thật ra bất kể cái gì trên đời này cũng cần có liều lượng phù hợp, nếu không sẽ phá vỡ sự cân bằng của cơ thể và dẫn đến nguy hại là điều tất yếu. Vấn đề là, khi chúng ta sử dụng bất kỳ một thứ gì, thì quan trọng nhất vẫn là biết cách dùng và dùng đúng mà thôi.

Bây giờ đi vào phân tích vấn đề chính nhé – chính là phân tích về glutathione và các thông tin đang được tranh luận về glutathione khá xôn xao và ồn ào trên facebook trong những ngày qua.

GLUTATHIONE

Glutathione là một hợp chất được cấu tạo từ 3 amino acid: cystein, glutamate và glycine. Glutathione đóng vai trò là một chất chống oxy hóa rất mạnh và bảo vệ cô thể khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do. Đồng thời, glutathione cũng đóng vai trò trong các phản ứng hóa sinh diễn ra trong cơ thể, cũng như giúp cơ thể giải độc các loại hóa chất, có thể là nội sinh (do chính cơ thể sinh ra) hoặc ngoại sinh (do môi trường hay các loại thực phẩm và thuốc uống – chính và ví dụ về paracetamol mà mình trình bày bên trên). Khi cơ thể chúng ta ngày một già đi, cũng là khi chúng ta sản sinh glutathione ngày một kém hơn, dẫn đến rất nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến lượng glutathione bị thấp đi này, chẳng hạn như ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường tuýp 2, viêm gan, Parkinson, v.v… (theo webmd.com –http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/glutathione-uses-risks). Cũng theo webmd thì glutathion có thể giúp giải độc cơ thể, giảmđộc tính của các hóa chất trị liệu ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và CẢI THIỆN/CHỮA VÔ SINH (Mình sẽ phân tích kỹ hơn về điểm này ở phần sau).

Theo Joseph Pizzono, trong bài viết về glutathione được đăng tải trên tạp chí lâm sàng Integrative Medicine: A Clinician’s Journal (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4684116/):

– Glutathione được tìm thấy trong hầu hết tế bào ở nồng độ rất cao (5 milimolar), cao tương đương với glucose, kali và cholesterol.

– Glutathione có vai trò thiết yếu trong việc giải độc (các chất độc nội sinh và ngoại sinh), chống oxy hóa (chống sự hủy hoại của gốc tự do), tăng cường hệ miễn dịch, xúc tác các phản ứng hóa sinh của cơ thể, tái tạo vitamin C và E nội bào, bảo vệ tế bào gan, loại trừ thủy ngân khỏi tế bào, điều tiết sự tăng trưởng và biệt hóa của tế bào.

Theo bác sỹ Mark Hyman trong bài báo đăng trên tờ Huffingtonpost (http://www.huffingtonpost.com/dr-mark-hyman/glutathione-the-mother-of_b_530494.html), glutathion là mẹ đẻ của tất cả các chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ngoài ra, ông còn cung cấp thêm khá nhiều thông tin thú vị khác như:

–  Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc trị liệu các bệnh mãn tính như hội chứng kiệt quệ mãn tính, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh tự miễn, tiểu đường, Alzheimer, Parkinson, bệnh lý gan, bệnh lý thận, v.v… đều có liên quan tới việc thiếu hụt glutathion trong cơ thể.

– Glutathion giúp trung hòa độc tố, giảm stress oxi hóa, trung hòa gốc tự do nên ngăn ngừa được các bệnh mãn tính kể trên, đặc biệt là ung thư và bảo vệ được tế bào gan.

Trong 1 bài viết được đăng tải trên trang medicine.net cũng trích nguồn từ webmd (http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=50746), bên cạnh những lợi ích của glutathione tương tự như những bài viết nêu bên trên như ngăn ngừa bệnh mãn tính, ung thư, CHỮA VÔ SINH, ngăn ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo, nan y, v.v… bài viết còn nêu thêm 1 số điểm nổi bật:

– Không có chứng cứ nào chỉ ra việc bổ sung glutathione, thậm chí bằng đường truyền tĩnh mạch, có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng ung thư sẵn có. Thậm chí, các bằng chứng còn chứng minh điều ngược lại, rằng chẳng những không tương tác với các hóa chất trị liệu, glutathione còn bổ trợ giảm tác dụng phụ của các hóa chất hóa trị và tăng cường hiệu quả trị liệu ung thư.

Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, bài báo khoa học về TÁC DỤNG CẢI THIỆN HAY CHỮA TÌNH TRẠNG VÔ SINH của glutathione nhờ vào khả năng phòng chống gốc tự do, ngăn ngừa và giảm thiểu stress oxy hóa (nguyên nhân là giảm chất lượng tinh trùng và trứng, nguyên nhân phá hoại sự phát triển của bào thai). Glutathione còn được chứng minh có lợi ích trong sự phát triển khỏe mạnh của bào thai  cũng như tăng cường tái tạo ion ascorbate nội bào và vitamin E, hỗ trợ tốt cho quá trình sinh sản. Các bạn có thể tham khảo những bài báo cáo khoa học dưới đây:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1503526

http://www.ingentaconnect.com/content/ben/cdm/2005/00000006/00000005/art00007

http://rbej.biomedcentral.com/articles/10.1186/1477-7827-3-28

https://examine.com/supplements/glutathione/

http://www.thecmr.com/The-CMR/Pregnancy/Glutathione-for-a-Healthier-Pregnancy.html

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0304416514004000?np=y

http://www.ajol.info/index.php/nmp/article/view/28919

http://toxsci.oxfordjournals.org/content/81/2/257.full

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12607764

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10452907

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10735042

Còn rất rất rất nhiều bài viết khác trên mạng, trên tạp chí và sách vở về tác dụng có lợi của glutathione đối với sức khỏe nữa nhé. Cho nên, nếu khẳng định rằng glutathione là một chất độc hoàn toàn mà bác sỹ nào cũng biết và ghê sợ thì mình nghĩ là chưa có cơ sở, vì thật ra với trình độ khoa học hiện giờ, người ta biết được lợi ích của glutathione nhiều hơn là nguy hại của nó.

Một số bài báo khác về lợi ích của glutathione mà các bạn có thể tham khảo:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14988435

http://www.livestrong.com/article/93734-benefits-glutathione/

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14988435

Về TÁC DỤNG PHỤ của glutathione,  thường hiếm gặp và ít được đề cập tới. Từ năm 1997 đến 2016 chỉ có 168 ca gặp tác dụng phụ của glutathione (theo sự tổng hợp của eHealthMe từ các báo cáo của FDA và phương tiện truyền thông), trong đó chiếm phần lớn là các tác dụng phụ không nghiêm trọng như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau ê ẩm, v.v…

Mặc dù một số tài liệu hay bài viết có nêu lên một tác dụng phụ khá nguy hiểm của glutathione là Hội chứng Lyell (Hội chứng hoại tử thượng bì) nhưng tác dụng phụ này của glutathione này cực kì hiếm, và thậm chí xác suất xảy ra tác dụng phụ này của glutathione còn thấp hơn cả một số thuốc thông dụng mà chúng ta vẫn hay dùng mỗi ngày. Cụ thể, theo tổng hợp của eHealthMe từ các báo cáo của FDA và các phương tiện truyền thông, từ năm 1997 đến năm 2016, có tổng cộng 28.533 ca gặp Hội chứng Lyell do rất nhiều loại thuốc khác nhau, trong đóglutathione chỉ chiếm 02 ca duy nhất trong gần 20 năm, thấp hơn nhiều so với paracetamol 946 ca,  kháng sinh gentamicin 205 ca, kháng viêm – giảm đau ibuprofen 667 ca, kháng virus acylclorvir 235 ca, kháng sinh amoxicillin 478 ca, v.v… Kiểm tra minh chứng tại đây:http://www.ehealthme.com/side-effect/lyell’s%20syndrome/2/(toàn là những thuốc thông dụng mà chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày đấy thôi. Đôi khi chúng ta bệnh là cứ ra nhà thuốc mà tự ý mua thuốc uống chứ có thèm quan tâm tới những tác dụng phụ này đâu. Tính ra hàng ngày chúng ta đang gặp nguy cơ hoại tử thượng bì từ các loại thuốc kháng sinh kháng viêm giảm đau cao hơn rất rất rất nhiều so với glutathione đấy nhỉ ^^).

Và điều rất đặc biệt và rất vui cho chị em phụ nữ là, cả 02 ca bị Hội chứng hoại tử thượng bì do glutathione nêu trên đều là nam giới trong độ tuổi từ 30 – 39 (nữ giới 0%, theo eHealthMe) và đều là bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B từ trước. Tóm lại, trong suốt 20 năm chỉ có 02 ca dùng glutathione bị tác dụng phụ nguy hiểm và chỉ có nam giới mới bị tác dụng phụ nguy hiểm này mà thôi. Và con số thống kê này do eHealthMe lấy từ FDA và các phương tiện truyền thông cho tới tận năm 2016 nhé.  ^^

Về TÁC DỤNG LÀM TRẮNG của glutathione, tất nhiên là tác dụng này không giống nhau ở những cơ địa người khác nhau và cũng không thể kéo dài mãi mãi. Mà thật ra, với điểm đẳng sắc của màu da chủng tộc, làn da chúng ta luôn có xu hướng trở về màu da tự nhiên do cha sinh mẹ đẻ mà thôi. Chính vì vậy, việc sử dụng bất kỳ một phương pháp làm trắng nào cũng đòi hỏi việc duy trì, nếu không thì chắc chắn màu da sẽ dần dần trở về như cũ do điểm đẳng sắc quy định, ngoại trừ trường hợp da bạn bị sạm đen và lão hóa là do điều kiện ngoại cảnh, môi trường như tia UV thì các liệu pháp làm trắng có thể giúp bạn lấy lại làn da tự nhiên mà ko sợ tái sạm trở lại (với điều kiện bạn không tiếp tục tiếp xúc với yếu tố gây sạm da và lão hóa nữa). Cho nên, nếu bạn muốn thay đổi và nâng tông màu da tự nhiên của mình, thì bạn đã phải xác định ngay từ đầu là sẽ cần phải đeo theo nó dài dài, vừa phải duy trì, vừa phải bảo vệ thật tốt. Nếu bạn không đủ điều kiện về kinh tế hay thời gian để duy trì và bảo vệ, thì tốt nhất bạn không nên theo đuổi bất kỳ 1 phương pháp làm trắng nào. Chúng ta không thể chỉ tập thể dục 1 tuần mà lại đòi hỏi cơ thể chúng ta thon gọn, săn chắc, đẹp đẽ, khỏe mạnh đến tận 10 năm, đúng không?

Lệ thuộc kem chứa corticoid

Hiện tại, trên thị trường có vô số loại mỹ phẩm với mức giá cả và chất lượng đa dạng để thỏa mãn nhu cầu của mọi người. Và có một thực trạng rằng hầu hết các loại mỹ phẫm lưu hành trên thị trường đang không có giấy phép lưu hành hay số công bố, thậm chí là các loại kem không rõ nguồn gốc này còn chứa một thành phần gây hại vô cùng nghiêm trọng cho làn da – đó là corticoid !!!

Corticoid là nhóm chất kháng viêm steroid có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch và kháng viêm, điều trị dị ứng. Do đó khi sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa nhóm chất này, người sử dụng sẽ cảm thấy làn da của mình nhanh chóng cải thiện, hết mụn, láng mịn và trắng sáng không tỳ vết. Nhưng đó chỉ là hiệu quả tức thời và là bề nổi, do corticoid đã ức chế hệ thống miễn dịch, quá trình viêm và cả quá trình sản sinh sắc tố. Điều này là vô cùng nguy hiểm, vì khi đó làn da đã trở nên vô hại đối với các loại vi khuẩn lạ hay các yếu tố bất lơi của môi trường, đồng thời các quá trình sinh lý bình thường trên da cũng không còn hoạt động, dẫn đến hệ lụy các biến chứng sau đây khi sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài:

–      Da bị bào mòn đến rất mỏng, dẫn đến đỏ da và thấy rõ cả mạch máu trên da. Bề mặt da nóng bừng, dãn mạch và đỏ mãn tính. Đây là tác dụng phụ khá phổ biến của corticoid khi dùng ngoài da, mà trong y học người ta thường gọi là “teo da”.

–      Nám kháng trị. Tình trạng này là do phản ứng dội ngược của quá trình sản sinh sắc tố melanin vì trong thời gian sử dụng mỹ phẩm, quá trình sản sinh sắc tố đã bị ức chế mạnh, đến khi ngưng kem thì quá trình này một phần hoạt động lại theo sinh lý bình thường, một phần lớn khác hoạt động vô cùng mạnh mẽ để đáp ứng lại nhu cầu trong thời gian bị ức chế dẫn đến mất kiểm soát, và kết quả là một lượng lớn sắc tố da trồi lên trên bề mặt. Gọi là kháng trị bởi vì không một loại mỹ phẩm hay liệu trình nào có thể tác động lên da vào thời điểm này nữa, vì phản ứng viêm sẽ gây nguy hiểm đối với làn da của bệnh nhân.

–      Nghiêm trọng hơn cả chính là tình trạng vi khuẩn, vi nấm và demodex tăng sinh quá nhiều dẫn đến ngứa ngáy, kích ứng da hoặc thậm chí là mụn bùng phát khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu, lo lắng và hoang mang. Hiện tượng này là do tác động ức chế hệ thống miễn dịch và kháng viêm của corticoid trong thời gian dài, làn da đã không được bảo vệ và tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi nấm phát triển. Đến khi ngưng sử dụng sản phẩm, phản ứng viêm của cơ thể bắt đầu hoạt động trở lại và hoạt động vô cùng mạnh mẽ để chống lại các tác nhân này, gây nên các tình trạng trên.

–     Một biến chứng vô cùng nguy hiểm là khi sử dụng corticoid lâu ngày trên diện rộng (các bạn nữ thường hay tắm trắng hoặc sử dụng kem trộn làm trắng da cấp tốc thường cũng chừa corticoid) sẽ cho tác dụng toàn thân, gây ức chế vỏ thượng thận trong việc sản sinh ra cortisol (một dạng của corticoid, hiện diện trong cơ thể với một trong các chức năng là chống stress bảo vệ cơ thể). Khi ngừng kem đột ngột, vỏ thượng thận sẽ cố gắng hoạt động trở lại để đáp ứng sinh lý của cơ thể, tuy nhiên do cố gắng quá mức sau thời gian dài không hoạt động vì vậy dẫn đến hội chứng suy vỏ thượng thận cấp, lúc này chỉ cần một tác động nhỏ gây giật mình như tiếng còi xe tải cũng có thể dẫn đến tử vong.


Đối với người đã bị lệ thuộc corticoid, việc điều trị là vô cùng khó khăn, biện pháp hữu hiệu duy nhất chỉ có thể là ngưng không sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào, vì hầu hết đều sẽ gây kích ứng mạnh lên da, và càng dùng thuốc thì sẽ càng bị lệ thuộc lâu hơn. Thời gian này đòi hỏi bệnh nhân phải cố gắng cai nghiện corticoid và kiên trì chấp nhận các vấn đề về thẫm mỹ cũng như tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da. Đối với các trường hợp đã nhiễm khuẩn nặng, thì cho dù có loại mỹ phẩm không gây kích ứng da đi chăng nữa thì cũng sẽ gây hại cho da vì các chất dinh dưỡng trong sản phẩm sẽ càng tạo một môi trường thuận lợi hơn cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển càng nhiều. Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và cố gắng ngừng sử dụng trước khi quá muộn.

Đăng ký nhận bản tin từ
DƯỢC SĨ TIẾN
Nhập E-mail của bạn để theo dõi và cập nhật những tin tức mới nhất từ Dược sĩ Tiến.
Dược sĩ Tiến - Website là nơi Dược sĩ Tiến chia sẻ những bài viết, những video clip kiến thức liên quan đến skincare và làm đẹp bằng thẩm mỹ nội khoa. Website là nơi Dược sĩ Tiến chia sẻ những bài viết, những video clip kiến thức liên quan đến skincare.

Copyright © DƯỢC SĨ TIẾN. All rights reserved 2021.