Nicotinamidase có trên da người hay không?

Liên quan đến việc thuỷ phân của niacinamide thành nicotinic acid, những ngày qua đã có nhiều tranh cãi vì đã có thí nghiệm chứng minh “Trong cùng điều kiện thí nghiệm, đun nóng ở 89.4 độ C, thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 4.5 – 6.0 là 1000 ngày, trong khi thời gian bán huỷ của Niacinamide ở pH = 2.03 chỉ còn khoảng 75 giờ và ở pH kiềm thuỷ phân bằng NaOH 0.1N thì chỉ còn chưa tới 30 phút.” (theo Tạp chí Khoa học Dược, Journal of Pharmaceutical Sciences, Volume 51, Issue 7, trang 655 – 661). Vậy liệu có chút cơ hội hay khả năng nào để phản ứng thuỷ phân này xảy ra trên da người khi sử dụng các mỹ phẩm skincare hay không?

Như ở bài viết đầu tiên Tiến đã có phân tích và chứng minh, các phản ứng hoá học xảy ra trên/trong cơ thể người có thể không cần điều kiện khắc nghiệt như phản ứng trong ống nghiệm. Và nếu xét cụ thể ở trên làn da thì điều này vẫn đúng vì làn da có chức năng chuyển hoá chất bôi ngoài, nhờ vào hệ vi sinh trên da và hệ men chuyển hoá.

Trong bài viết trước, Tiến đã phân tích khá rõ chức năng chuyển hoá của da thông qua hệ men chuyển hoá (enzyme), nhưng có lẽ vẫn còn nhiều bạn thắc mắc tại sao Tiến lại đưa ví dụ về thí nghiệm chuyển hoá arbutin trên 2 loại vi khuẩn là Staphylococcus epidermis (S. epidermis) và Staphylococcus aureus (S. aureus), nó có liên quan gì đến chuyển hoá niacinamide thành nicotinic acid mà đưa vào bài viết như vậy? Chút nữa Tiến cũng sẽ làm rõ điều này nhé.

Quay trở lại với chủ đề chính, men nicotinamidase có trên da người hay không?

  • Nicotinamidase là men thuỷ phân đặc hiệu niacinamide thành nicotinic acid.
  • Lướt 1 vòng các diễn đàn trong những ngày qua, Tiến thấy các bạn đam mê skincare có nói rằng men nicotinamidase  không có trong cơ thể người, mà chỉ mới được tìm thấy ở các loài vi khuẩn, vi nấm. Điều này không sai. Nếu phân tích cụ thể trên bối cảnh là làn da, thì cho tới hiện tại chưa có chứng cứ hay bài viết khoa học nào khẳng định là làn da có thể tạo ra nicotinamidase cả. Nhưng chúng ta đừng quên, trên da là cả 1 hệ vi sinh, và các vi sinh này có nicotinamidase hoặc có hoạt tính nicotinamidase. Và đây cũng chính là lý do tại sao bài viết đầu tiên Tiến lại nhắc đến chức năng chuyển hoá của da thông qua hệ vi sinh vật và đưa ra thí nghiệm về S. epidermis và S. aureus để làm ví dụ.

Vậy việc của Tiến cần làm tiếp theo trong bài viết này chính là chứng minh (1) S. epidermis và S. aureus có hiện diện trên da người, và (2) S. epidermis và S. aureus có men nicotinamidase hoặc có hoạt tính nicotinamidase.

(1) Chứng minh S. epidermis và S. aureus có hiện diện trên da người.

  • Theo Tạp chí Da liễu Thẩm Mỹ (Journal of Cosmetic Dermatology) số 7, xuất bản năm 2008 bởi Wiley Periodicals Inc., trang 189, thì Staphylococcus epidermis và Staphylococcus aureus thường trú phổ biến trên da.
  • Theo quyển sách Vi sinh Y học (Medical Microbiology, 4th edition), chương 6: Normal Flora, của tác giả Charles Patrick Davis, trường đại học Texas (University of Texas), có liệt kê S. epidermis và S. aureus trong hệ vi sinh bình thường của da (normal skin flora)

 

(2) Chứng minh S. epidermis và S. aureus có men nicotinamidase hoặc có hoạt tính nicotinamidase.

  • Trong một bài báo được xuất bản bởi Hiệp hội vi sinh Hoa Kỳ (American Society of Microbiology) vào tháng 08 năm 2020, nicotinamidase là 1 trong 63  loại protein được liệt kê khi phân tích bộ gen của Staphylococcus aureus chủng đột biến và chủng tự nhiên. (Cái bảng liệt kê rất dài nên Tiến chỉ chụp tới đoạn có nicotinamidase thôi nhé.)
  • Trong bài bảo vệ luận án tiến sĩ của Xizhang Zhao năm 2017 ở trường đại học Liverpool (University of Liverpool), khi phân tích bộ gene của Staphyloccocus epidermis cũng phát hiện một protein giống nicotinamidase (nicotinamidase-like protein) (bảng cũng rất rất dài nên Tiến chỉ chụp đoạn có protein này)
  • S. epirdermis có protein giống với nicotinamidase vậy liệu rằng có có tác dụng của nicotinamidase hay không? Hai tác giả Hughes và Williamsom của trường đại học Sheffield đã tiến hành thí nghiệm thuỷ phân niacinamide thành nicotinic acid với các chủng vi khuẩn khác nhau được nuôi trong khoảng 16 đến 24 giờ trong môi trường phù hợp, sau đó thu thập, rửa và treo trong dung dịch nước muối để thu 5 – 20 mg khối lượng khô /ml. Kết quả được đo bằng lượng micromol NH3 sinh ra / mg khối lượng khô / giờ (vì phản ứng thuỷ phân niacinamide cho ra sản phẩm là nicotinic acid và NH3). Kết quả tốc độ tối đa và tối thiểu được đo trên ít nhất 3 lô khác nhau. Mọi người nhìn vào bảng kết quả sẽ thấy Staphylococcus albus có tốc độ thuỷ phân niacinamide khá cao so với các chủng khác trong bảng (Staphylococcus albus chính là tên gọi khác của Staphylococcus epidermis).
  • Ở đây, Tiến sẽ đưa tài liệu để chứng minh Staphylococcus albus là tên gọi khác của Staphylococcus epidermis. Theo tạp chí GMS Hygiene and Infection Control (2014), số 9(3), có đề cập gọi của Staphylococcus epidermis qua các mốc thời gian khác nhau. Tiến copy và paste nguyên văn ở đây cho mọi người tham khảo vì trong bài báo nó nằm 2 cột khác nhau nên khó chụp.

Rosenbach in 1884 named the Cocci which produced white colonies on blood agar plates as Staphylococcus albus, thereafter in 1891 Staphylococcus epidermidis albus, in 1908 Albococcus epidermidis and Staphylococcus epidermidis in 1916 were used by Welch et al. [2].

 

Vậy chốt lại sau 03 bài viết, phản ứng thuỷ phân niacinamide thành nicotinic acid vẫn có khả năng xảy ra trên da người, dù rằng tỉ lệ này có thể không cao và không phải lúc nào cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trên làn da chúng ta khi sử dụng các sản phẩm skincare, nhưng việc lưu tâm và cẩn thận khi sử dụng phối hợp các sản phẩm chứa niacinamide nồng độ cao với các sản phẩm có pH thấp là cần thiết, đặc biệt là ở những người mới phối hợp lần đầu, hoặc trên da đang có tổn thương. Tiến copy và paste lại lời khuyên mà Tiến đã viết ở bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết này.

– Vậy lời khuyên của Tiến nếu các bạn muốn kết hợp sản phẩm chứa BHA và sản phẩm chứa Nia thì phải cẩn trọng như nào?

  • Dùng sản phẩm BHA và sản phẩm Nia của cùng 1 brand và theo đúng khuyến cáo của brand đó.
  • Nếu dùng 2 sản phẩm khác brand thì cần chú ý độ pH của sản phẩm chứa BHA: nếu pH của sản phẩm BHA thấp hơn 4 thì nên chờ 30 phút cho BHA tự trung hoà rồi hả bôi thêm sản phẩm chứa Nia lên và nên bắt đầu với nồng độ Nia thấp; nếu pH của sản phẩm BHA từ 4 trở lên, có thể sử dụng sản phẩm Nia liền ngay sau đó.
  • 2 lời khuyên trên chỉ dành cho làn da khoẻ mạnh. Đối với các làn da mỏng, yếu, sức bền thành mạch kém, có vết thương, v.v… cần được thăm khám và tư vấn routine sử dụng bởi người có chuyên môn.

Mục đích của bài viết này không nhằm làm các bạn thêm hoang mang trong việc sử dụng BHA và niacinamide, mà là cung cấp thêm 1 góc nhìn và hướng dẫn các bạn cách sử dụng kết hợp 2 thành phần này sao cho hiệu quả và an toàn nhất. Cẩn tắc vô áy náy mà, đặc biệt là với sắc đẹp và sức khoẻ của mình, đúng không?  ^^

CHÚC CẢ NHÀ MÌNH LUÔN KHOẺ VÀ ĐẸP AN TOÀN.

 

Các phương pháp chống nắng cho da

Tia UV từ lâu đã được mọi người biết đến như một tác nhân gây lão hóa da và ung thư da, nhưng có lẽ ít ai trong số chúng ta biết được phương pháp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV như thế nào là đầy đủ và toàn diện nhất. Cũng chính vì vậy, không ít người đang mắc phải rất nhiều sai lầm trong các phương pháp bảo vệ làn da của mình, chẳng những không giúp làn da thoát khỏi tác dụng gây lão hóa và sạm da của tia UV mà đôi khi, chính những phương pháp thiếu khoa học và không phù hợp sẽ càng làm làn da tệ hại hơn, thậm chí là gây bít tắc, hay kích ứng, dị ứng, nổi mụn, v.v… Trong khuôn khổ của bài viết này, Dược sĩ Tiến (tên đầy đủ là dược sĩ Phạm Minh Hữu Tiến) sẽ cung cấp những thông tin khái quát và toàn diện hơn về vấn đề này.

Dược sĩ Tiến – thành viên Viện Hàn Lâm Thẩm Mỹ Nội Khoa Hoa Kỳ

Tránh nắng như thế nào cho đúng?

Mọi người thường hay có quan niệm chung rằng cần tránh nắng để bảo vệ làn da an toàn khỏi tác dụng gây lão hóa và sạm nám da. Quan niệm này không phải là sai, nhưng cách mọi người đang tránh nắng chưa thực sự đúng.

Trong tia nắng, cơ bản có 3 loại thành phần là ánh sáng nhìn thấy (chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cảm nhận được bằng thị giác), tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Mặc dù một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kể cả khi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhìn thấy hay tia hồng ngoại ở cường độ cao vẫn gây ra lão hóa và thoái hóa collagen, nhưng tác dụng gây lão hóa chủ yếu và nghiêm trọng nhất, đáng kể nhất vẫn là của tia tử ngoại. Cơ bản là chúng ta có thể dùng thị giác để cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy, hay dùng xúc giác để cảm nhận được tia hồng ngoại (thông qua hiệu ứng sinh nhiệt của tia hồng ngoại), nhưng chúng ta hầu như không thể cảm nhận được sự tồn tại của tia UV. Chính vì vậy, việc chúng ta ra đường và tránh những vệt nắng vàng chói chang cũng chỉ đơn thuần là tránh đi các tia sáng nhìn thấy, hay việc tránh nắng tránh nóng thông qua cảm nhận về sự nóng nực cũng chỉ đơn thuần là tránh đi tia hồng ngoại mà thôi. Trong khi đó, tác nhân gây lão hóa chính cho làn da chúng ta là tia UV thì chúng ta lại không cảm nhận được và dễ chủ quan, ví dụ như không bôi chống nắng và không dùng trang phục chống nắng khi thấy trời râm mát, hoặc lơ là cảnh giác khi khí hậu mát mẻ hay lành lạnh. Chính vì vậy, cần nắm rõ những phương thức và công cụ chống nắng hiệu quả, cũng như cần áp dụng đúng và đẩy đủ để bảo vệ làn da được tối ưu.

Có những phương pháp chống nắng nào?

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, thì chống nắng chính là chống tia UV và chúng ta có 3 tầng hay 3 phương thức chống nắng khác nhau: trang phục chống nắng, kem chống nắng và chống nắng nội sinh.

– Trang phục chống nắng: đây chính là tầng chống nắng đầu tiên bảo vệ làn da khỏi tác động bất lợi của tia UV. Khả năng chống nắng của các trang phục hàng ngày thường kém và để cho tia UV xuyên qua khá nhiều. Tuy nhiên, việc che chắn kỹ bằng trang phục cũng góp phần giảm bớt tác hại của tia UV một phần nào đó. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều các loại trang phục được thiết kế và sản xuất chuyên dụng với chức năng chống nắng với chỉ số SPF cao và được kiểm định rõ ràng. Hiệu quả chống nắng của các loại trang phục này thường kéo dài và có khả năng lọc tia UV rất cao nên sẽ bảo vệ làn da hiệu quả hơn. Ưu điểm của các loại trang phục chống nắng này là hầu như không gây kích ứng da như mỹ phẩm và hiệu quả chống nắng thường rất kéo dài. Cần lưu ý bảo vệ luôn cả vùng da xung quanh mắt bằng kính mát với kiểu dáng có khả năng che chắn tốt và chất liệu có khả năng lọc tia UV cao.

– Kem chống nắng chính là tầng bảo vệ da thứ 2, sau các loại trang phục thường ngày hay trang phục chống nắng. Kem chống nắng đóng vai trò hấp thu tia UV (đối với kem chống nắng theo cơ chế hóa học) hoặc phản xạ tia UV (đối với kem chống nắng theo cơ chế vật lý. Kem chống nắng được bôi lên da để bảo vệ làn da khỏi tác hại của những tia UV có thể xuyên qua trang phục hoặc phản chiếu ở những góc độ mà trang phục không thể che chắn được. Tuy nhiên, do kem chống nắng có nhiều loại hoạt chất khác nhau, hoạt động theo cơ chế khác nhau, cũng như các dạng bào chế trên thị trường khá phong phú, đa dạng và không giống nhau đối với các loại da khác nhau nên người sử dụng cần xác định rõ loại da của chính mình, cũng như các vấn đề da đi kèm để có thể lựa chọn một kem chống nắng phù hợp, nhằm tránh hiện tượng kích ứng da do hoạt chất chống nắng, hay bị nổi mụn do bít tắc bởi dạng bào chế không phù hợp. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn một loại kem chống nắng phù hợp với loại da và vấn đề của mình, bạn có thể tìm đến một bác sĩ da liễu hay một chuyên gia thẩm mỹ để được tư vấn chi tiết. Cần lưu ý rằng, kem chống nắng (đặc biệt là các hoạt chất chống nắng theo cơ chế hóa học) sẽ dễ bị biến đổi thành dạng mất hoạt tính bởi tia UV và nhiệt độ nên cần phải được bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng để tránh làm chống nắng bị hư hỏng hay mất tác dụng trong quá trình bảo quản.

– Chống nắng nội sinh: là tầng chống nắng được đề cập khá nhiều trên các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây. Các hoạt chất chống nắng nội sinh hoàn toàn không hoạt động theo cơ chế hấp thu hay phản xạ tia UV như kem chống nắng, mà lại thông qua cơ chế trung hòa các gốc tự do sinh ra bởi tác động của tia UV. Các chất chống nắng nội sinh có bản chất vốn dĩ là các chất chống oxy hóa mạnh, có ái lực cao với làn da nên khi được uống hay tiêm vào cơ thể sẽ nhanh chóng tích lũy lên bề mặt da để giúp làn da chống lại các gốc tự do sinh ra bởi tia UV, đồng thời tăng cường chuyển đổi các sắc tố màu đen (eu-melanin) thành các sắc tố sáng màu hơn (pheomelanin) nên cũng sẽ vừa chống nắng mà cũng vừa nâng tông làn da sau một thời gian sử dụng.

Cả 3 tầng chống nắng nêu trên đều hết sức quan trọng và cần thiết để có một làn khỏe mạnh, mịn màng và trắng sáng. Chính vì vậy, hãy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia UV và luôn luôn bảo vệ làn da thật đầy đủ bởi cả 3 tầng chống nắng nêu trên (trang phục, kem chống nắng, chống nắng nội sinh). Làn da trắng sáng nhờ vào cơ chế chống nắng đầy đủ và toàn diện bao giờ cũng đẹp và khỏe hơn rất nhiều so với một làn da trắng nhờ các phương pháp bào mòn hay lột tẩy, các bạn nhé.

Dược sĩ Tiến

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Các phương pháp xử lý vết thâm hiệu quả

Làn da mượt mà, trắng mịn không tỳ vết hoặc chí ít cũng nâu khỏe, đồng đều màu là ước muốn không chỉ của riêng các tín đồ đam mê làm đẹp, mà là của hầu như tất cả mọi người, dù là nam giới hay nữ giới. Tuy nhiên, với đặc tính di truyền của dân tộc da vàng và khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo tiếp nhận lượng lớn tia UV xuyên suốt cả năm, rất nhiều trong số chúng ta đang phải đau đầu về những vết sắc tố cứng đầu đeo bám mãi trên da mặt như nám mảng, tàn nhang, đốm nâu, hay các vết thâm, v.v… Trong khuôn khổ của bài viết này, Dược sĩ Tiến sẽ thảo luận về các vết thâm và phương hướng xử trí những vết thâm xấu xí này.

Vết thâm là gì?

Vết thâm, hay thuật ngữ chuyên môn còn gọi là tăng sắc tố sau viêm (Post Inflammation Hyperpigmentation – PIH), là tình trạng các tế bào sắc tố tăng cường hoạt động sản sinh nhiều sắc tố melanin tại vùng da bị viêm hay tổn thương trước đó, ví dụ như các vết thâm do mụn để lại, vết thâm do bỏng, hay tình trạng tăng sắc tố do laser, v.v… Về biểu hiện lâm sàng, tăng sắc tố sau viêm có thể nằm rời rạc từng đốm theo các vết tổn thương như trường hợp thâm mụn, hoặc cũng có liền lạc thành từng mảng và dễ nhầm lẫn với nám mảng như trường hợp tăng sắc tố do bỏng hay tăng sắc tố sau laser. Điểm khác biệt dễ nhận biết của tăng sắc tố sau viêm so với các trường hợp rối loạn sắc tố khác là đã có một tổn thương hay một phản ứng viêm tại vị trí đó trước khi hình thành sắc tố.

Cần nhận biết rõ từng giai đoạn, hay từng dạng của vết thâm để có thể định hướng phương thức xử lý đúng đắn và phù hợp. Thông thường, sau một tổn thương quá mức sẽ hình thành vết thâm màu đỏ trước khi màu đỏ đó phai dần và chuyển hẳn thành một vết tăng sắc tố màu nâu/đen. Loại da càng tối màu (phân loại Fitzpatrick nhóm IV, V và VI) thì nguy cơ tăng sắc tố/tạo sẹo sau một tổn thương càng cao, do hoạt tính tế bào sắc tố melanocyte mạnh mẽ hơn cũng như kích thước túi chứa sắc tố melanosome to hơn, nhiều hơn và phân hủy chậm hơn.

So sánh tế bào sắc tố giữa da tối màu và da sáng màu

Xử lý vết thâm màu đỏ

Các vết thâm màu đỏ thường là giai đoạn sớm của quá trình hình thành vết thâm, khi mà phản ứng viêm chưa kết thúc hoàn toàn hoặc vừa mới kết thúc, tổ chức da ở vùng tổn thương chưa được tái tạo đầy đủ hay các tổn thương hệ mạch chưa được khôi phục và huyết sắc tố chưa được đào thải. Thông thường, định hướng đối với các vết thâm dạng này cần tác động nhẹ nhàng theo hướng kích thích quá trình hồi phục của tổn thương và kết thúc hoàn toàn phản ứng viêm trước đó, đồng thời kìm hãm quá trình sản sinh sắc tố quá mức sau viêm. Cần tránh các liệu pháp trị liệu mang tính xâm lấn hay kích ứng, tránh việc kích thích một phản ứng viêm mới khi phản ứng viêm trước đó chưa kết thúc hoặc khi tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn.

Trong trường hợp các vết thâm đỏ tương đối ít và nhẹ nhàng, tổn thương không quá sâu mà chỉ khu trú nông trên bề mặt, chúng ta có thể cải thiện hoặc xóa bỏ các vết thâm đỏ bằng các liệu pháp chăm sóc da tại nhà như sau:

– Bôi dịch chiết tế bào gốc hoặc PRP (Platelet Rich Plasma – Huyết tương giàu tiểu cầu): các yếu tố tăng trưởng như yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (VEGF), yếu tổ tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (PDGF), yếu tố tăng trưởng chuyển đổi beta (TGF-β), v.v… sẽ giúp tổn thương mau lành, ngăn ngừa sẹo, kích thích tăng sinh collagen, elastin và tăng trưởng biểu bì để tái cấu trúc da vùng tổn thương, kích thích tăng sinh hệ mạch. Tuy nhiên cần lưu ý đối với da dầu hay da đang bị mụn vì dễ có nguy cơ nổi mụn nhiều hơn do đẩy nhanh tốc độ sừng hóa gây tắc nghẽn. Có thể hạn chế việc nổi mụn bằng cách không bôi lên vùng da lành mà chỉ bôi khu trú trên vùng da bị tổn thương mà thôi.

Các yếu tố tăng trưởng trong PRP

– Sử dụng kem bôi có chứa vitamin K và/hoặc chiết xuất Arnica giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương hệ mạch và đào thải huyết sắc tố để loại trừ các vết thâm đỏ nhanh chóng hơn.

– Sử dụng các sản phẩm làm trắng không chứa các loại acid hữu cơ gây bong da để ức chế quá trình sản sinh sắc tố sau viêm mà không gây kích ứng da cũng như không kích thích một phản ứng viêm mới làm vết thâm đỏ nhiều hơn.

– Tẩy da chết nhẹ nhàng dạng gel tạo cuộn (2 lần / tuần vào buổi tối) hoặc đắp sữa chua không đường khoảng 1-2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch. Việc tẩy da chết nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn và tái tạo da nhanh chóng hơn, đồng thời ngăn ngừa việc tích lũy sắc tố melanin sau viêm. Tất nhiên việc này cần được thực hiện nhẹ nhàng nhất có thể để không làm da bị kích ứng và đỏ thêm.

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng và bôi kem chống nắng thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tăng sắc tố sau viêm.

Trong trường hợp các liệu pháp chăm sóc tại nhà đối với các vết thâm đỏ tỏ ra kém hiệu quả do tổn thương quá nhiều và quá sâu, hoặc nhu cầu xóa bỏ vết thâm đỏ cần phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể, thì liệu pháp trị liệu bằng laser xung dài tại các phòng khám da liễu, thẩm mỹ viện hay các spa sẽ là lựa chọn tối ưu. Laser xung dài với độ rộng xung hàng miligiây sẽ tác động sâu xuống trung bì nhú và trung bì lưới, nơi xảy ra các tổn thương hệ mạch, và được hấp thu chọn lọc bởi các huyết sắc tố sẽ hình thành cơ chế quang nhiệt chọn lọc để phân hủy chọn lọc các huyết sắc tố này và giúp cơ thể đào thải chúng ra ngoài nhanh hơn rất nhiều.

Trị liệu bằng laser xung dài

Xử lý các vết thâm màu đen

Các vết thâm đen thường xuất hiện khi phản ứng viêm đã kết thúc hoàn toàn, vùng da tổn thương đã tương đối lành lặn và các thương tổn hệ mạch hầu như không còn nữa. Phản ứng sản sinh sắc tố thông thường sẽ dừng lại và không tiếp diễn nữa nếu như chúng ta không kích hoạt phản ứng viêm mới (trừ một số trường hợp rất đặc biệt tổn thương sâu hoặc tổn thương khi da còn non/trẻ làm rối loạn điểm đẳng sắc của làn da – vấn đề này ít gặp nhưng khá phức tạp và sẽ được bàn sâu hơn ở những bài biết khác).

Chính vì đặc điểm phản ứng viêm đã kết thúc, tổn thương đã lành và quá trình sản sinh sắc tố đã dừng lại hoàn toàn nên định hướng trị liệu đối với các vết thâm màu đen là bóc tách nhẹ nhàng để lấy đi các sắc tố melanin đang có sẵn trên da. Bóc tách cần đủ mạnh để lấy được càng nhiều sắc tố melanin hiện có càng tốt, nhưng đồng thời cũng phải đủ nhẹ nhàng để không vô tình làm kích hoạt một phản ứng viêm mới và lại hình thành một quá trình tăng sắc tố mới.

Xử lý tại nhà có thể kể đến như: tẩy da chết thường xuyên (2-3 lần / tuần bằng cơ chế vật lý hay hóa học), sử dụng các loại sản phẩm làm trắng có chứa acid bong da hoặc không (có chứa acid đối với da dày khỏe, ít tiếp xúc ánh nắng; sử dụng loại không chứa acid đối với da mỏng, yếu hoặc tiếp xúc nhiều với nắng), chống nắng kỹ và thường xuyên, ngay cả khi trong nhà.

Trị liệu bằng phương pháp thay da hóa học

Xử lý chuyên nghiệp tại các phòng khám da liễu, các spa hay thẩm mỹ viện có thể kể đến như thay da sinh học (có thể là thay da hóa học hay thay da vật lý bằng vi tảo, tùy thuộc da dầu hay da khô và các vấn đề đi kèm) hoặc nếu không muốn bong tróc hay không muốn ảnh hưởng đến sinh hoạt/giao tiếp hay công việc thì có thể lựa chọn liệu pháp chiếu laser xung ngắn bằng kỹ thuật toning để xóa bỏ vết thâm dần dần mà không gây tổn thương da.

Trị liệu bằng laser xung ngắn

Tóm lại, các vết thâm hay tăng sắc tố sau viêm (PIH) nếu được xác định và điều trị đúng thì có thể dễ dàng cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu áp dụng sai định hướng hay sai phương pháp sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng sắc tố sâu hơn và rộng hơn, tạo sẹo do tổn thương quá mức, hoặc thậm chí là gây mất sắc tố vĩnh viễn.

Dược sĩ Tiến

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Trẻ hóa vùng mắt – bằng cách nào và khi nào là cần thiết?

Lão hóa và những vết dấu của thời gian in hằn trên khuôn mặt là nỗi ám ảnh của tất cả những tín đồ đam mê cái đẹp và làm đẹp. Có thể, tất cả chúng ta đều biết được rằng duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ chất, sinh hoạt lành mạnh, cũng như một chế độ dưỡng da phù hợp là bí quyết để duy trì tuổi thanh xuân, cũng như ngăn ngừa các dấu hiệu của lão hóa, nhưng một khi lão hóa đã bắt đầu xuất hiện và các dấu vết thời gian bắt đầu in hằn, thì không mấy người trong chúng ta biết được phương pháp nào là phù hợp nhất với mình trong giai đoạn này để xua tan những biểu hiện đó, đặc biệt là đối với vùng da xung quanh mắt – vùng da mỏng manh nhất và xuất hiện lão hóa sớm nhất trên khuôn mặt.

Dược sĩ Tiến – thành viên Viện Hàn lâm Thẩm mỹ Nội khoa Hoa Kỳ, Hội đồng chuyên môn Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2017

Khi lão hóa chưa xuất hiện

Trong giai đoạn này, vùng da xung quanh mắt vẫn ẩm mượt, vẫn đầy đặn, phẳng mịn và chưa có bất kỳ dấu hiệu lão hóa nào. Đây là giai đoạn tốt nhất để dưỡng ẩm, chống lại hiện tượng mất nước xuyên biểu bì, cũng như cung cấp nguồn dưỡng chất và các chất chống oxy hóa phong phú từ các loại kem dưỡng chuyên biệt cho vùng mắt. Bên cạnh đó, việc sử dụng kem chống nắng phù hợp và thường xuyên đeo kính mát có độ lọc tia UV cao cũng hết sức cần thiết để bảo vệ vùng da xung quanh mắt khỏi lão hóa quang hóa gây ra do tia tử ngoại.

Khi bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn động

Nếp nhăn động là những nếp nhăn xuất hiện do sự cử động của các biểu cảm khuôn mặt thực hiện bởi sự co của một số cơ chuyên biệt. Nếp nhăn động xung quanh vùng mắt thường liên quan đến sự co của cơ vòng xung quanh mắt (orbicularis oculi) tạo nên các vết chân chim khi cười. Ở giai đoạn này, liệu pháp chữa trị nếp nhăn thường được các bác sĩ chỉ định là tiêm botulinum toxin – đây là một loại độc tố vi khuẩn có khả năng gây liệt cơ, khi được sử dụng ở liều lượng thấp với kỹ thuật tiêm chính xác có thể hạn chế sự co của một số cơ tạo nên nếp nhăn động để loại trừ 60 – 80% các nếp nhăn động chỉ 3 – 4 ngày sau khi tiêm. Việc tiêm botulinum toxin cần được thực hiện đúng liều lượng và đúng kỹ thuật bởi những bác sĩ được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm để tránh các tai biến gây liệt cơ hay đơ cứng mặt. Việc tiêm botulinum toxin để xóa bỏ các nếp nhăn động trong giai đoạn này cũng được cho rằng có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn tĩnh (là những nếp nhăn hằn sâu trên da ngay cả khi không thực hiện cử động cơ mặt). Bên cạnh việc tiêm botulinum toxin, liệu pháp cấy chỉ hay việc sử dụng các loại mỹ phẩm bôi có chứa Argireline (acetyl hexapeptide-3) cũng có khả năng làm giảm nếp nhăn động, mặc dù hiệu quả kém hơn nhưng nguy cơ tai biến / tác dụng phụ cũng thấp hơn rất nhiều so với botulinum toxin.

Khi bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn tĩnh

Việc cử động co cơ diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài dễ hình thành các nếp nhăn tĩnh, là những nếp nhăn xuất hiện ngay cả khi không có những cử động của cơ mặt. Nếp nhăn tĩnh là biểu hiện của sự thiếu hụt thể tích, sự thất thoát của các sợi collagen, elastine và acid hyaluronic ở lớp trung bì. Các nếp nhăn tĩnh này có thể xuất hiện thành các vết chân chim in hằn ở đuôi mắt, hay những nếp nhăn và sự lõm sâu của vùng da mí dưới, hay có thể là sự đổ sụp nhẹ của vùng da mí trên. Ở giai đoạn này, bên cạnh việc dưỡng ẩm và sử dụng các loại kem chống lão hóa cho vùng mặt, thì việc can thiệp bằng một công nghệ hơi mang tính xâm lấn hơn, nhằm tạo những thương tổn lành tính và kích thích việc sản sinh collagen, elastine, cũng như tăng cường sản xuất acid hyaluronic cho lớp trung bì là hoàn toàn cần thiết. Công nghệ lăn kim hay phi kim, kết hợp với vitamin C, hay các loại dịch chiết môi trường nuôi cấy tế bào gốc giàu các yếu tố tăng trưởng sẽ giúp cải thiện đáng kể độ đàn hồi, thể tích và làm mờ các nếp nhăn cạn. Công nghệ mesotherapy (tiêm trong da) kết hợp acid glycolic, vitamin C, natri pyruvate, collagen hòa tan, acid hyaluronic hay PRP (platelet rich plasma – huyết tương giàu tiểu cầu) cũng là một giải pháp nội khoa xâm lấn tối thiểu đang được sử dụng đơn lẻ, hay kết hợp với các phương pháp khác trong việc xóa bỏ các nếp nhăn tĩnh xung quanh vùng mắt, và khắc phục sự thiếu hụt thể tích của vùng da mí dưới. Gần đây nhất, có thể kể đến công nghệ vi kim điện từ (needle RF) có bản chất là những đầu kim mảnh đâm xuyên qua da vùng mắt và phát ra sóng điện từ RF để kích thích tối ưu quá trình tăng cường sản sinh collagen, elastine và acid hyaluronic cho vùng da lão hóa, giúp tăng cường thể tích để làm đầy và khắc phục các nếp nhăn tĩnh. Liệu pháp vi kim điện từ thường sẽ phát huy tác dụng sau 4 – 6 buổi trị liệu, khoảng cách 2 – 3 tuần / buổi, giúp tăng làm đầy vùng mí dưới, xóa vết chân chim đuôi mắt và nâng mí trên bị sụp.

Khi đã có dấu hiệu thừa da và bọng mõ

Đây là giai đoạn mà các liệu pháp dưỡng da thông thường hay các phương pháp trị liệu nội khoa xâm lấn tối thiểu không phẫu thuật sẽ tỏ ra kém hiệu quả. Lúc này, các biện pháp thẩm mỹ ngoại khoa mới có thể mang lại hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng, và thường đòi hỏi thời gian nghỉ dưỡng trước khi hồi phục hoàn toàn. Cần lựa chọn những phòng khám thẩm mỹ, thẩm mỹ viện hay bệnh viện thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất và hạn chế tối đa các nguy cơ, tai biến hay rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, hay sau đó là những biến chứng sau phẫu thuật khiến cho sản phẩm không đạt được độ thẩm mỹ nhưng mong muốn hay kỳ vọng. Cần tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ về cách chăm sóc tại nhà, cũng như tái khám định kỳ theo lịch hẹn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ là cao nhất.

 

Dược sĩ Tiến

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Thay da hóa học – nên hay không?

Ngày nay, với quan niệm rằng một làn da đẹp là một làn da trắng mướt như sứ, mà quên đi rằng một làn da khỏe mạnh mới là một làn da đẹp thật sự, cộng với tâm lý thiếu kiên nhẫn, đòi hỏi phải đẹp và trắng thật nhanh, nhiều chị em đã không ngần ngại và do dự khi tìm đến những giải pháp làm đẹp da tức thời, thay da đổi thịt một cách nhanh chóng bằng cách “lột da” thông qua việc bôi hay đắp các loại hóa chất tiêu sừng, bong vảy ở nồng độ cao. Một số người nhanh chóng có được làn da trắng hồng, căng mịn và rồi lại tiếp tục rỉ tai, truyền miệng liệu pháp lột da này như một giải pháp thần thánh cho bạn bè và người thân của mình; nhưng cũng không ít người gặp phải biến chứng như tạo sẹo, bỏng da, da mỏng đỏ căng rát, sạm da sau viêm, v.v… thì đành ngậm ngùi chấp nhận như một vận xui và tìm đến các bác sĩ da liễu để giải quyết hậu quả. Vậy thực hư của phương pháp lột da này là như thế nào? Những tác dụng đẹp đẽ và tích cực đó có tồn tại mãi không? Và tại sao cũng có không ít người gặp phải những biến chứng nghiêm trọng?

Lột da hóa học là gì?

Lột da hóa học, thuật ngữ tiếng Anh là chemical peelings, hay tại các spa, các thẩm mỹ viện còn được gọi là thay da hóa học hay thay da sinh học. Bản chất của phương pháp này là một liệu pháp trị liệu da liễu thẩm mỹ được các bác sĩ da liễu hay các chuyên viên thẩm mỹ ứng dụng trong trị liệu một số vấn đề về da như mụn, sẹo, thâm, lão hóa, rối loạn sắc tố,v.v… Cơ sở khoa học của phương pháp này dựa trên việc sử dụng các hoạt chất thay da hóa học có bản chất là các acid hữu cơ như alpha hydroxy acid (AHA) gồm acid citric, acid glycolic, acid lactic, v.v… hay beta hydroxy acid (BHA) như acid salicylic hoặc alpha keto acid như acid pyruvic nhằm kích thích quá trình bong vảy của lớp biểu bì, thúc đẩy nhanh quá trình thay mới và tái tạo của làn da, đồng thời tạo một tín hiệu thương tổn lành tính nhằm khởi phát một phản ứng viêm có kiểm soát để kích thích việc tăng sinh collagen, elastin, tăng cường tái cấu trúc biểu bì và trung bì. Bên cạnh khả năng gây bong da và tróc vảy, mỗi một acid hữu cơ còn có một số tác dụng sinh học đi kèm, và thường được lựa chọn phù hợp với loại da và vấn đề da của mỗi người như acid lactic có khả năng làm trắng và giữ ẩm; acid glycolic có khả năng kích thích nguyên bào sợi tăng cường sản sinh collagen và elastin, tăng cường hàm lượng acid hyaluronic ở mạng lưới ngoại bào; acid salicylic có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều chỉnh dầu nhờn và làm thông thoáng lỗ chân lông;.v.v…

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thay da hóa học?

Các quy trình thay da hóa học khác nhau sẽ tạo nên những tác dụng khác nhau phụ thuộc vào bản chất hóa học của acid được chọn lựa, là một acid hay sự phối hợp của nhiều acid khác nhau; nồng độ của acid được chọn lựa; pH của dung dịch thay da; môi trường của dung dịch thay da có được “đệm” sẵn hay không; và thao tác, kỹ thuật thực hiện quy trình thay da như thế nào (dùng cọ hay bông cotton để thoa dung dịch, thoa bao nhiêu lớp, dung dịch tiếp xúc với làn da bao nhiêu lâu trước khi trung hòa, kết thúc quy trình có trung hoa acid hay không, v.v…). Ngoài ra, tình trạng da và cách chăm sóc da của bệnh nhân trước khi thực hiện quy trình thay da sinh học cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ. Những da mỏng đỏ, yếu, hay da khô bong tróc, hoặc tẩy da quá mạnh, hay sử dụng các chế phẩm dưỡng da bong tróc biểu bì như AHA, BHA, retinol, isotretinoin, v.v… trước khi thay da đều dễ làm cho da trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn đối với quy trình thay da hóa học. Và tất nhiên, một chế độ dưỡng da và bảo vệ da phù hợp sau quy trình thay da hóa học là cực kỳ quan trọng để mang lại hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa những tai biến không đáng có – tránh nắng và chống nắng sau trị liệu là hoàn toàn không thể bỏ sót.

Lợi ích và tác hại của liệu pháp thay da hóa học

Thay da hóa học là một liệu pháp trị liệu da liễu thẩm mỹ không thể thiếu đối với các bác sĩ da liễu và các cơ sở chăm sóc, trị liệu da chuyên nghiệp vì khi thực hiện đúng, thay da hóa học có thể khắc phục được rất nhiều vấn đề trên da như mụn, sẹo, thâm, chân lông to, lão hóa, rối loạn sắc tố, v.v… với chi phí thấp hơn rất nhiều lần so với các phương pháp trị liệu bằng công nghệ cao như laser, ánh sáng cường độ cao, sóng siêu âm hội tụ, vi kim điện từ, v.v… Thậm chí, trong một số trường hợp như mụn do vi khuẩn hay viêm nang lông do vi nấm, viêm da tiết bã, liệu pháp thay da hóa học đóng một vai trò rất quan trọng trong trị liệu mà khó có thể được thay thế hoàn toàn bởi một liệu pháp công nghệ cao nào khác.

 

Mặc dù có nhiều lợi ích và hầu như không thể thay thế trong một số trường hợp, nhưng liệu pháp thay da hóa học cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và tai biến nghiêm trọng nếu không được thực hiện đúng cách. Việc sử dụng những dung dịch thay da tự chế như ngâm rễ cây, thuốc rượu, sử dụng củ huệ tây, v.v…. để tự thay da/ lột da tại nhà dễ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho làn da do nồng độ các hóa chất tiêu sừng, bong vảy không được kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ số pH của dung dịch không phù hợp với loại da và vấn đề da, dung dịch không được đệm sẵn để giảm tính ăn mòn của acid, độ vô khuẩn của dung dịch không được đảm bảo, các hoạt chất kích ứng da chưa được loại trừ hoàn toàn, v.v… Thậm chí, khi một dung dịch thay da được sản xuất bởi những thương hiệu hàng đầu, nhưng lại được thực hiện bởi một kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản cũng sẽ gây ra những tác hại khó lường do kỹ thuật viên không nhận biết được điểm dừng lâm sàng phù hợp, lựa chọn tác nhân thay da không phù hợp, hay kỹ thuật áp dụng thay da lên khách hàng không chuẩn mực – để quá lâu hoặc bôi quá nhiều lớp, v.v… Các tai biến của thay da hóa học có thể chỉ nhẹ nhàng như đỏ da, kích ứng, bong da quá mức, hoặc cũng có thể rất nghiêm trọng như nhiễm trùng, tạo sẹo, da mỏng đỏ – lộ chỉ máu, hay tăng sắc tố sau viêm,v.v… Một số người còn rỉ tai nhau bôi một số loại kem làm trắng cấp tốc sau khi thay da/ lột da nhằm đạt được làn da trắng hồng, mịn màng, căng bóng nhưng lại không biết được rằng những loại kem đó có chứa thành phần corticoid tạo tác dụng trắng da nhờ kháng viêm và ức chế miễn dịch mạnh, cũng như căng bóng da nhờ tác dụng phụ gây phù và giữ nước. Tuy nhiên, sau khi bôi các loại kem này một thời gian, làn da sẽ bị mỏng đỏ, lộ mạch máu do tác dụng phụ gây teo da – giãn mạch, và có thể nổi mụn, kích ứng da, thậm chí dẫn đến hình thành nám kháng trị.

Có nên lột da/ thay da hóa học hay không?

Câu hỏi này cần được trả lời và thực hiện bởi các bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ sau khi thăm khám da cụ thể vì thay da hóa học cần được chỉ định đúng loại da, đúng trường hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất, và tránh được những rủi ro, tai biến và tác dụng phụ. Không nên tự áp dụng thay da/lột da qua các liệu pháp dân gian, hay truyền miệng vì dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và khó hồi phục.

 

Dược sĩ Tiến

 

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Những điều cần biết về chăm sóc da vùng mắt

Đối với những tín đồ đam mê làm đẹp thì một làn da láng mịn trắng sáng không thôi vẫn là chưa đủ, vì ai cũng hiểu được rằng đôi mắt chính là cửa số tâm hồn và những lão hóa của vùng mắt sẽ để lộ những in hằn của tuổi tác một cách rõ ràng nhất. Chính vì lẽ đó, kem dưỡng vùng mắt là một sản phẩm hầu như không hề vắng mặt trong bất kỳ bộ sản phẩm chăm sóc da chuyên nghiệp và hoàn chỉnh nào. Tuy nhiên, vùng da xung quanh mắt có nhiều sự khác biệt to lớn với vùng da mặt và đòi hỏi những kiến thức nhất định trong việc chăm sóc cho vùng da mỏng manh, nhạy cảm này mà không phải bất kỳ ai cũng nắm được.

Dược sĩ Tiến
Dược sĩ Tiến – thành viên Viện Hàn lâm Thẩm mỹ Nội khoa Hoa Kỳ, Hội đồng chuyên môn Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2017

Da vùng mắt mỏng và nhạy cảm hơn rất nhiều so với da mặt

Đây cũng là lý do tại sao việc chăm sóc da vùng mắt đòi hỏi những lưu ý hết sức đặc biệt, vì bất kỳ một thao tác hay sản phẩm hay dịch vụ trị liệu nào tác động lên vùng mắt cũng sẽ rất dễ dàng làm tổn thương hay gây kích ứng vùng da nhạy cảm này. Đặc biệt các trị liệu xâm lấn tại vùng da này cũng rất dễ dàng làm vỡ hệ mạch dưới da gây nên hiện tượng bầm đen và thâm quầng lâu hồi phục. Nguy hiểm hơn, các dịch vụ trị liệu công nghệ cao như HIFU (công nghệ sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao gây tổn thương dưới da tại lớp cân cơ nông để kích thích tăng sinh collagen, elastin, giúp nâng cơ, trẻ hóa) có thể gây tổn thương nhãn cầu khi thao tác không đúng cách, hoặc công nghệ laser xung dài có thể hủy hoại hệ mạch máu trong nhãn cầu khi thao tác sai vị trí và không có phim bảo vệ nhãn cầu.

 

Lão hóa xuất hiện sớm ở vùng da xung quanh mắt

Cũng vì đặc tính làn da vùng mắt mỏng manh hơn so với da mặt nên hầu như các dấu hiệu về lão hóa sớm thường biểu hiện đầu tiên ở vùng da này. Các nếp nhăn li ti xung quanh vùng mắt ở trạng thái tĩnh, dù là không quá rõ ràng, cũng biểu hiện cho làn da khô và mất nước liên tục ở vùng da này. Đây là một trong những biểu hiện lão hóa sớm mà chúng ta cần quan tâm và nhanh chóng thay đổi chế độ chăm sóc da tại nhà bằng cách thay đổi sữa rửa mặt phù hợp (sữa rửa càng nhiều bọt càng gây khô da và mất nước), dưỡng ẩm cẩn thận (dưỡng ẩm cấp nước đối với da dầu, dưỡng ẩm cấp dầu nếu da khô hay sinh hoạt – làm việc trong môi trường lạnh, khô hanh), chống nắng tốt và đặc biệt là nên sử dụng kem dưỡng ẩm vùng mắt để chống lại hiện tượng mất nước xuyên biểu bì đang diễn ra rất mạnh mẽ tại vùng da này.

Sản phẩm dưỡng mắt và sản phẩm dưỡng da mặt hoàn toàn khác biệt

Sản phẩm chăm sóc vùng mắt đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì một đôi mắt trẻ trung và sinh động. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu được sự khác biệt của các sản phẩm dưỡng da vùng mắt so với các sản phẩm dưỡng da thông thường nên rất nhiều trong số chúng ta lại đang chăm sóc vùng mắt rất qua loa bằng chính các sản phẩm dưỡng da mặt hàng ngày mà không dùng sản phẩm mắt chuyên biệt. Các sản phẩm chăm sóc da mặt thường thường quá giàu dinh dưỡng (thậm chí một số hoạt chất dù rất có lợi nhưng lại có tính kích ứng cao, như retinol chẳng hạn) được bào chế với các tá dược gây thấm nhầm mục đích tăng cường khả năng thẩm thấu của hoạt chất qua lớp biểu bì khá dày của da mặt. Chính điều này lại gây ra nhiều bất lợi trên vùng da mắt như dễ gây kích ứng trên da vùng mắt, hoặc thậm chí có thể gây lắng đọng tá dược (bợn kem) hay kích ứng giác mạc. Các phản ứng kích ứng có thể mạnh đến mức chúng ta cảm nhận được và biểu hiện thành những biểu hiện ngoài da như bỏng rát, bong tróc, hoặc có thể chỉ rất nhẹ như kích hoạt một phản ứng viêm nhẹ trong da khó nhận biết, hay tăng cường giãn mạch dưới da, sẽ làm nghiêm trọng thêm tình trạng thâm quầng và bọng mắt sẵn có của người sử dụng. Các sản phẩm dưỡng da vùng mắt thường được thiết kế chuyên biệt để loại trừ các nhược điểm này, với nồng độ hoạt chất vừa phải, loại hoạt chất nhẹ dịu và độ thẩm thấu nhẹ nhàng đủ để nuôi dưỡng và chống lão hòa mà không gây nên bất kỳ phản ứng kích ứng nào.

Kính mát lọc tia UV là một dạng trang phục chống nắng cực kỳ quan trọng

Tất cả chúng ta đều biết tác hại của tia UV đối với làn da, nhưng ít ai trong chúng ta quan tâm đến việc chống nắng cho vùng da xung quanh mắt. Chúng ta có thể nhớ đến việc đeo khẩu trang và đeo găng tay khi ra đường nhưng lại thường hay quên việc đeo một kính mát lọc tia UV đúng chuẩn. Đồng ý rằng việc bôi kem chống nắng là cần thiết và quan trọng, nhưng việc có thêm một lớp trang phục bảo vệ sẽ tăng cường hiệu quả và thời gian tác dụng của kem chống nắng. Đồng thời, kính mát lọc tia UV cũng giúp ngăn ngừa tác dụng bất lợi của tia UV lên võng mạc, ngăn ngừa hội chứng thoái hóa hắc võng mạc có thể làm suy giảm hoặc mất thị lực. Vậy thì, mỗi khi ra đường, đừng quên một cặp kính mát lọc tia UV đúng chuẩn và thời trang, các bạn nhé.

Các công nghệ trẻ hóa không phẫu thuật nên được can thiệp sớm ngay khi còn có thể

Càng ngày, xu hướng làm đẹp không phẫu thuật càng trở nên phổ biến và thịnh hành vì hiệu quả rõ rệt mà lại không cần tốn quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng và giảm thiểu rủi ro về các tai biến khó hồi phục. Tuy nhiên, để các liệu pháp trẻ hóa không phẫu thuật cho vùng mắt có thể phát huy tác dụng tối đa thì cần được thực hiện sớm ngay khi những dấu hiệu lão hóa còn chưa quá nghiêm trọng. Các liệu pháp thẩm mỹ nội khoa không cần phẫu thuật cho vùng mắt có thể kể đến như tiêm botulinum toxin để khắc phục các nếp nhăn động (là những nếp nhăn xuất hiện khi cười, đặc biệt là các vết chân chim ở đuôi mắt), tiêm chất làm đầy để làm đầy rãnh lệ hay sự thiếu hụt thể tích vùng mí dưới, hay ưu việt hơn có thể kể đến công nghệ vi kim điện từ có thể xóa bỏ các nếp nhăn xung quanh vùng mắt và nâng mí sụp ở giai đoạn sớm thông qua cơ chế sử dụng các đầu kim siêu mảnh để phát sóng điện từ RF ở độ sâu chính xác nhằm kích thích việc sản sinh collagen và elastin để trẻ hóa vùng da nhạy cảm này.

 

Dược sĩ Tiến

 

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Những nguyên tắc cơ bản cần tôn trọng để có làn da khỏe – đẹp

Một làn da đẹp và khỏe mạnh là mong ước chung của hầu hết tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai, vì càng ngày, chúng ta càng nhận thức được tầm quan trọng của một làn da đẹp trong việc xây dựng sự tự tin trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chăm sóc da cũng đơn giản và dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, ngày càng nhiều những công nghệ làm đẹp đa dạng, cũng như tràn lan các thông tin hay các lời khuyên về làm đẹp trên mạng xã hội và internet. Chính vì vậy, việc nắm rõ những nguyên tắc cơ bản của khoa học làn da và tôn trọng những nguyên tắc đó là điều kiện tiên quyết để có một làn da khỏe và đẹp.

 

Nguyên tắc 1: Làn da cần phải duy trì được thăng bằng dầu – nước

Có lẽ khái niệm da nhờn, da khô đã không còn quá xa lạ đối với các tín đồ đam mê làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái hiểu đúng đắn về hai khái niệm này. Thực chất, da nhờn và da khô không phải là 2 loại da trái ngược nhau như mọi người vẫn nghĩ, mà đôi khi, da nhờn và da khô có thể cùng xuất hiện đồng thời trên cùng một làn da. Da dầu ở đây muốn nói tới một làn da với sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn làm cho hàm lượng dầu trên da bị dư thừa. Còn da khô là biểu thị của tình trạng mất nước làm da thô ráp sần sùi, không còn độ ẩm mượt, mịn màng. Đa phần khi nhắc tới da khô người ta thường liên tưởng tới da thiếu nước, thô ráp và hay đi kèm với tình trạng kém tiết dầu nhờn. Nhưng thực chất, vẫn có những làn da vì khô và mất nước liên tục nên đáp ứng của cơ thể, hay nói chính xác hơn là của làn da, chính là tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn mạnh mẽ hơn để tiết ra thật nhiều dầu nhờn nhằm chống lại sự mất nước và khô khan mà làn da đang phải chịu đựng. Chính vì vậy, hoạt động tẩy rửa, làm sạch bề mặt da hay lựa chọn kem dưỡng ẩm cần phải thật sự phù hợp với tình trạng da, nhằm tránh gây mất thăng bằng dầu nước ngày càng nghiêm trọng hơn. Các loại sữa rửa mặt nhiều bọt với hoạt chất tẩy rửa mạnh, làm sạch tốt thường dễ làm nghiêm trọng hơn tình trạng mất nước xuyên biểu bì nên chỉ phù hợp với những da dầu nhờn thật sự, chứ không phù hợp với những da tăng tiết dầu do thiếu nước. Kem dưỡng ẩm dành cho da dầu hoặc da khô thiếu nước tăng tiết dầu cần là loại cấp ẩm – cấp nước để tái thiết lập cân bằng dầu nước, trong khi kem dưỡng ẩm dành cho da khô thiếu nước kém tiết dầu lại vừa phải cấp nước cấp ẩm, vừa phải cấp dầu khóa ẩm với hàm lượng và tỉ trọng dầu phù hợp với điều kiện sống / làm việc.

 

Nguyên tắc 2: Làn da cần phải được cân bằng về pH và điện tích

Làn da cần luôn ở trạng thái pH sinh lý vào khoảng 4,5 đến 5,5 để duy trì lớp áo khoác acid nhẹ chống lại sự sinh sôi, phát triển cũng như hạn chế sự bám dính của vi khuẩn. Điều kiện pH cân bằng cũng là một yếu tố quan trọng cho các hoạt động sinh hóa, chuyển hóa của làn da để duy trì một làn da khỏe mạnh. Chính vì vậy, hầu hết sau các hoạt động tẩy rửa (thường gây mất cân bằng pH sinh lý của làn da), dung dịch cân bằng là một bước quan trọng không thể bỏ qua nhằm tái cân bằng lại pH sinh lý của làn da, đồng thời trung hòa điện tích của các chất diện hoạt tích điện trái dấu bám vào bề mặt da gây khô căng, kích ứng và mất nước xuyên biểu bì. Và cũng vì mỗi loại sữa rửa mặt khác nhau sẽ được thiết kế với một pH tẩy rửa khác nhau cũng như thành phần chất diện hoạt khác nhau nên để cân bằng hiệu quả cần phải sử dụng đúng dung dịch cân bằng chuyên dụng thiết kế riêng cho loại sữa rửa mặt đó.

Nguyên tắc 3: Tổn thương nhỏ là tái tạo, tổn thương lớn là hủy hoại.

Với ngày sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các loại công nghệ làm đẹp bằng mỹ phẩm hay trang thiết bị hiện đại, các quy trình xâm lấn đa phần tỏ ra mang lại hiệu quả cao hơn, rõ rệt hơn trong thời gian ngắn hơn so với các quy trình chăm sóc dưỡng da nhẹ dịu ít xâm lấn. Cơ sở khoa học của hầu hết các quy trình xâm lấn này đều dựa trên nguyên lý tạo nên các tổn thương vi điểm lành tính trong giới hạn hồi phục của làn da để từ đó kích thích việc tái tạo và tăng trưởng, kích thích việc sản sinh collagen, elastin và các thành phần thiết yếu của làn da để từ đó tái cấu trúc và cải thiện các vấn đề sẵn có có làn da. Tuy nhiên, mức độ xâm lấn như thế nào là vừa phải và phù hợp thì còn tùy thuộc vào loại da và cơ địa của từng người. Mặc dù mức độ xâm lấn càng cao thì hiệu quả càng ngoạn mục, nhưng đồng thời rủi ro về các tai biến và tác dụng phụ cũng tăng cao không kém, đặc biệt là trên loại da IV hoặc V của người Việt Nam. Với các quy trình xâm lấn nếu thức hiện sai kỹ thuật chẳng những không thể kích thích tái tạo hay tăng sinh collagen mà lại tăng cao nguy cơ tạo xơ, tạo sẹo và hủy hoại cấu trúc của các sợi collagne và elastin hiện có. Các tổn thương được tạo nên nếu không đủ nhỏ, mà quá lớn và vượt qua khả năng hồi phục của cơ thể, thì sẽ hủy hoại cấu trúc làn da và dễ gây nên hiện tượng tăng sắc tố hay tạo sẹo xấu. Cần lưu ý là vài tổn thương nhỏ nhưng nằm quá gần nhau cũng có thể dễ dàng tạo thành một tổn thương lớn quá mức, hoặc tổn thương nhỏ nhưng diễn ra kéo dài và liên tục trong khi tổn thương trước đó chưa kịp hồi phục cũng dễ dàng tạo nên một phản ứng viêm không được kiểm soát và gây tai biến.

 

Nguyên tắc 4: Chống nắng là luôn luôn cần thiết.

Tia UV mang đến tác dụng hủy hoại rất nghiêm trọng đối với làn da, đặc biệt là khi tiếp xúc cường độ cao hay trong thời gian dài có thể dẫn đến lão hóa nhanh chóng, sạm – nám da hay thậm chí là ung thư da. Chính vì vậy, việc phòng tránh tia UV là một trong những bước chăm sóc da hết sức quan trọng để ngăn ngừa sự lão hóa và suy thoái của làn da. Cần biết rằng, tia UV không chỉ có trong tia nắng mặt trời, mà cũng có thể được phát ra từ đèn điện, đèn cao áp, màn hình vi tính, màn hình ti vi, v.v… nên việc chống nắng nhẹ nhàng kể cả vào buổi tối cũng là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc xây dựng một hàng rào chống nắng nội sinh thông qua chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa, hay các loại thực phẩm chứa chất chống nắng nội sinh cũng là cách xây dựng hàng rào bảo vệ thử ba cho cơ thể, bên cạnh trang phục che chắn và kem chống nắng bôi ngoài da.

Nguyên tắc 5: Không có làn da của ai giống của ai.

Mỗi người chúng ta có một làn da, một cơ địa khác nhau, cộng với điều kiện sống / làm việc không giống nhau, chế độ dinh dưỡng và khẩu vị ưa thích khác nhau, lịch trình sinh hoạt khác nhau và đặc biệt là tiền sử sử dụng mỹ phẩm hay trị liệu trước đó không giống nhau hoặc tình trạng da, vấn đề đi kèm, vấn đề quan tâm cũng không như nhau. Chính vì vậy, một quy trình chăm sóc da, một bộ sản phẩm hay một trị liệu thẩm mỹ phù hợp với người này, mang lại hiệu quả vượt trội trên người kia, chưa chắc đã tốt cho làn da của mình, và ngược lại. Cũng vì lẽ đó, việc thấu hiểu làn da của bản thân, cũng như được phân tích chuyên sâu và tư vấn kỹ càng bởi chuyên gia sẽ giúp chúng ta xây dựng và lựa chọn được những sản phẩm hay quy trình phù hợp nhất với mình. Đừng làm hại làn da của chính mình bằng cách sử dụng loại sản phẩm mà bạn mình dùng thấy đẹp, có thề sản phẩm đó không hợp với mình, và thậm chí, nếu không tìm hiểu kỹ, sản phẩm đó còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ hủy hoại làn da, gây teo da, giãn mạch, và lệ thuộc do có chứa corticoid. Bên cạnh đó, dị ứng cũng có thể là một vấn đề mà các bạn quan tâm và dễ gây hoang mang. Nhưng chúng ta cần hiểu, dị ứng sản phẩm là do cơ thể của chúng ta không tương thích được với một thành phần nào đó trong sản phẩm, chứ không hẳn là do sản phẩm đó không đạt chất lượng hay có vấn đề. Thường thì những sản phẩm càng “xịn”, càng chứa nhiều dưỡng chất hay các chiết xuất giàu dinh dưỡng thì nguy cơ gây dị ứng lại càng dễ dàng hơn do khả năng chúng ta không hợp với một chất dinh dưỡng nào đó trong số rất nhiều dưỡng chất đó. Nói đơn giản hơn, khi một người nào đó ăn thịt bò bị dị ứng, thì lỗi nằm ở cơ thể người đó không phù hợp chứ không phải lỗi do con bò.

Dược sĩ Tiến

 

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Một số thói quen chăm sóc da đang “giết chết” làn da

MỘT SỐ THÓI QUEN CHĂM SÓC DA ĐANG “GIẾT CHẾT” LÀN DA

Với cuộc sống ngày càng phát triển, nhận thức của mọi người về việc chăm sóc da thường xuyên để sở hữu một làn da trẻ đẹp, tự tin cũng ngày càng nâng cao hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta đã có những nhận thức chưa thực sự đúng đắn về việc chăm sóc da nên đang mắc phải những sai lầm tại hại khiến cho làn da của chúng ta ngày càng thương tổn và xấu xí. Hãy cùng Ds. Phạm Minh Hữu Tiến, thành viên Viện Hàn Lâm Thẩm Mỹ Nội Khoa Hoa Kỳ điểm qua một số sai lầm thường gặp nhé.

Da dầu rửa mặt càng nhiều càng tốt?

Đối với làn da bị đổ quá nhiều dầu thì việc làm sạch dầu nhờn để chống tắc nghẽn và ngăn ngừa sự bám dính của vi khuẩn hay bụi bẩn là rất cần thiết để ngăn chặn sự hình thành mụn. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng các loại sữa rửa mặt, đặc biệt là những loại sữa rửa mặt có nhiều bọt, để làm sạch dầu nhờn nhiều lần trong ngày dễ dẫn tới hiện tượng khô căng, kích ứng da do các hoạt chất tẩy rửa thuộc nhóm xà phòng hay chất diện hoạt sẽ gây nên hiện tượng mất nước xuyên biểu bì quá mức, và từ đó có thể lại khiến da càng đối kháng lại sự mất nước đó bằng cách lại càng tiết ra nhiều dầu nhờn hơn nữa. Hậu quả để lại là bề mặt da càng bóng nhờn chỉ một thời gian ngắn sau khi rửa mặt, nhưng bản chất da bên dưới lại khô căng, kích ứng và ngày càng lão hóa nghiêm trọng. Lời khuyên đối với tình trạng này là chỉ nên dùng sữa rửa mặt 2 – 3 lần / ngày. Những lần khác trong ngày, nếu thấy da quá nhờn có thể rửa mặt bằng nước ấm hoặc nước mát và thấm khô bằng khăn mềm. Nếu da đổ nhờn liên tục và gây bất tiện thì có thể nghĩ đến việc sử dụng liệu phát triệt dầu bằng công nghệ điện nhiệt phân hủy chọn lọc để cân bằng lại lượng dầu nhờn dư thừa trên da.

 

Sử dụng sản phẩm rửa mặt và tẩy da chết 2 trong 1?

Việc sử dụng sản phẩm rửa mặt và tẩy da chết 2-trong-1 mang lại nhiều tiện lợi vì chỉ cần thực hiện 1 thao tác duy nhất mà có được cả hai công dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất và độ mạnh của tính năng tẩy tế bào chết trong sản phẩm cũng như loại da, tình trạng da và điều kiện sống/sinh hoạt mà tần suất sử dụng sản phẩm này cần phải được điều chỉnh phù hợp. Nếu chỉ là một dạng sản phẩm rửa mặt đơn thuần, chúng ta có thể sử dụng 1 – 2 lần / ngày. Nhưng nếu có cả tính năng tẩy tế bào chết mà ta lại dùng thường xuyên như thế sẽ khiến mất đi lớp sừng bảo vệ da, làm da mỏng đỏ, dễ kích ứng và đặc biệt là dễ bắt nắng và dẫn tới sạm da. Chính vì vậy, hầu hết những sản phẩm 2-trong-1 này không thật sự phù hợp để sử dụng ngày 2 lần như những sữa rửa mặt thông thường.

Sử dụng sữa rửa mặt tốt nhất và nước hoa hồng tốt nhất là sẽ tốt nhất cho làn da

Việc phối trộn những sản phẩm ưu việt nhất của các nhãn hàng khác nhau vào cùng một quy trình chăm sóc da có lẽ là trào lưu, cũng như là sở thích, hay cũng chính là điểm thú vị nhất của quá trình chăm sóc da, đặc biệt là đối với những tín đồ đam mê làm đẹp, vì sự phối hợp này thể hiện sự hiểu biết cũng như quá trình nghiên cứu thật kỹ lưỡng về khoa học da và khoa học mỹ phẩm của các tín đồ làm đẹp này. Và điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi mà không phải tất cả mọi sản phẩm của cùng một dòng hàng đều thật sự phù hợp với làn da riêng biệt của từng người. Tuy nhiên, sữa rửa mặt và dung dịch cân bằng da (hay nước hoa hồng) lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vì vai trò của dung dịch cân bằng da là cân bằng pH làn da sau khi rửa mặt và trung hòa điện tích của những chất diện hoạt tích điện trái dấu còn bám lại trên bề mặt da, nên chỉ có dung dịch cân bằng da được thiết kế chuyên biệt cho một loại sữa rửa mặt nhất định mới có thể cân bằng được pH của sữa rửa mặt đó, cũng như trung hòa tốt nhất điện tích của những chất diện hoạt cấu thành nên loại sữa rửa mặt này. Nếu không dùng đúng dung dịch cân bằng da của chính sữa rửa mặt mà chúng ta đang sử dụng thì rất có thể việc cân bằng đã không thực sự hiệu quả, và điều này sẽ làm cho da dễ khô căng, kích ứng hay chỉ đơn giản là ở trạng thái không cân bằng nên dễ dẫn tới các rối loạn trên da hơn.

Bôi kem trắng da có chứa corticoid?

Nhu cầu trắng da có lẽ là nhu cầu đang lớn mạnh nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm hay da liễu thẩm mỹ. Và cũng chính vì nhu cầu và thị hiếu về một làn da trắng nõn nà, mượt mà không tỳ vết mà rất nhiều người tiêu dùng đã vô tình chọn nhầm những loại kem hay mỹ phẩm có chứa corticoid để dưỡng da hàng ngày. Corticoid có khả năng làm trắng nhanh chóng, da căng mướt do tác dụng giữ nước gây phù, và đặc biệt là tác dụng kháng viêm – ức chế miễn dịch mạnh mẽ nên có thể làm cho những làn da láng mịn thần tốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng kem chứa corticoid sẽ dẫn tới tình trạng lệ thuộc, không thể ngừng kem được vì nếu ngừng thì da mặt sẽ sạm lại, nổi sần, dị ứng và có thể sẽ là mụn hoặc nám hết mặt. Còn nếu tiếp tục dùng lâu dài thì sẽ dẫn tới hiện tượng teo da, giãn mạch, da mỏng đỏ, dễ kích ứng, và dần hình thành nám mảng kháng trị trên toàn bộ da vùng mặt.

Tuyệt đối không sử dụng dưỡng ẩm cho da dầu

Chúng ta thường hay quan niệm rằng những làn da tiết ra dầu nhờn nghĩa là đang thừa độ ẩm. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì thực chất “độ ẩm” ám chỉ hàm lượng nước, còn “da nhờn” ám chỉ hàm lượng dầu, mà dầu và nước thì lại hoàn toàn khác biệt và trái ngược. Đôi khi, chính vì làn da bị thiếu nước và liên tục ở tình trạng bị mất nước nên đã phản kháng lại sự mất nước đó bằng cách tăng cường hoạt động của các tuyến bã nhờn, sản sinh nhiều dầu nhờn trên da hơn để chống lại sự mất nước đó. Chính vì vậy, da dầu cũng cần phải dưỡng ẩm, thực sự rất cần dưỡng ẩm, để bù lại lượng nước bị thiếu hụt hay thất thoát, cân bằng lại độ ẩm và độ nhờn trên da để từ đó các tuyến bã nhờn không còn cần phải hoạt động quá mức nữa. Kem dưỡng ẩm phù hợp với da nhờn thường phải là loại thân nước (water-based) hay không chứa dầu (oil-free) hoặc cũng có thể là nhũ tương tỉ trọng thấp (light-weight emulsion) nếu da nhờn này thường phải làm việc trong phòng điều hòa hay sống ở nơi có độ ẩm tương đối thấp.

Cất chống nắng trong cốp xe để đi đâu cũng có mà dùng

Việc bảo vệ da bằng kem chống nắng mọi lúc, mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn để chống lại các tác hại lão hóa từ tia UV của ánh sáng mặt trời. Việc luôn mang theo kem chống nắng phù hợp bên mình để có thể thoa lại khi cần thiết cũng là một việc làm hết sức thông minh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng đa phần các hoạt chất chống nắng theo cơ chế hóa học đều sẽ rất kém bền với ánh sáng và nhiệt độ, nên nếu chúng ta bảo quản kem chống nắng ở nơi có quá nhiều ánh sáng hoặc nhiệt độ cao dễ dẫn đến tình trạng các hoạt chất chống nắng sẽ bị biến đổi thành sản phẩm chuyển hóa không còn tác dụng, và thậm chí còn dễ gây kích ứng da, nổi mụn hay nổi sần, làm da không mịn màng. Đó là chưa kể đến việc đa phần các loại kem chống nắng đều được bào chế dưới dạng nhũ tương và nhiệt độ cao trong thời gian dài dễ làm pha dầu và pha nước của dạng bào chế này phân tách.

Chọn những loại trái cây giàu dinh dưỡng nhất để đắp lên mặt

Chỉ cần lên mạng và gõ vài từ khóa là sẽ ra vô vàn những loại trái cây bổ dưỡng với hàng loạt những cách pha chế khác nhau và những lời ích thần kỳ khi sử dụng thường xuyên những công thức này làm mặt nạ dưỡng da. Việc sử dụng những công thức tự nhiên có nguồn gốc từ các loại trái cây để đắp mặt nạ cũng có những lợi ích nhất định như tăng cường độ ẩm, giúp da sáng và mịn màng. Tuy nhiên, nếu quả lạm dụng và sử dụng quá thường xuyên như một cách cung cấp dinh dưỡng cho da vì quan niệm rằng trái cây ăn vào cơ thể rất tốt nên đắp mặt càng nhiều càng tốt thì sẽ dẫn đến rất nhiều tai hại. Các loại trái cây được báo chí và các nhà khoa học ca tụng là giàu dưỡng chất thực chất chỉ giàu trên khía cạnh dinh dưỡng, nghĩa là khi chúng ta ăn vào mà thôi. Còn khi sử dụng ngoài da thì có rất nhiều những dưỡng chất đó không thể được hấp thu qua da do nhiều nguyên nhân khác nhau như kích thước phân tử quá lớn mà trên da lại không có hệ men để cắt nhỏ, pH môi trường không phù hợp cho thẩm thấu, nồng độ hoạt chất không đủ cao để phát huy tác dụng sinh học trên da, v.v… nên tác dụng chủ yếu của việc đắp các loại mặt nạ trái cây là tác dụng tẩy da chết – chính tác dụng này đã giúp da láng mịn, trắng sáng và ẩm mượt hơn. Nhưng nếu quá lạm dụng, hoặc sử dụng không phù hợp (ví dụ như điều kiện sống hay công việc phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ) hoặc xử lý trái cây chưa đúng cách thì sẽ dễ làm da bị kích ứng, mẩn đỏ, bong da hay chỉ đơn giản là dễ bắt nắng làm da bị sạm.

Dược sĩ Tiến

 

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Làm đẹp tại nhà và chăm sóc da vùng cổ

Ngày nay, khái niệm về chăm sóc da và đẹp tại spa không còn lạ lẫm và mới mẻ với mọi người nữa, vì nhu cầu làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống để mang lại sự tự tin trong giao tiếp, trong công việc cũng như trong đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian hay sự thuận tiện để đến spa, cũng như việc chăm sóc tại spa cũng chỉ khoảng 2 – 4 lần / tháng nên việc chăm sóc đúng cách tại nhà trong những ngày còn lại cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc giữ gìn và nuôi dưỡng một làn da căng bóng, mịn màng và khỏe mạnh. Dưới đây là một số bước chăm sóc da tại nhà hết sức căn bản mà ai trong chúng ta cũng cần phải nắm vững và thực hiện đúng.

RỬA MẶT

Là một bước chăm sóc da cơ bản hàng ngày để làm sạch bề mặt da, loại trừ những dầu nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân ô nhiễm, tạo điều kiện để làn da thông thoáng và khỏe mạnh. Đây cũng là một bước quan trọng để những bước chăm sóc da tiếp theo có thể thẩm thấu và phát huy tác dụng.

  • Đối với da dầu, cần sử dụng sửa rữa mặt có bọt, loại chứa xà phòng nếu da tăng tiết dầu quá mức hoặc loại gel tạo bọt chứa chất diện hoạt nếu da dầu ở mức độ vừa phải.
  • Đối với da khô hoặc da tăng tiết dầu do thiếu nước (bề mặt da thì có dầu nhờn nhưng khi lau hoặc rửa đi với nước thì để lộ một làn da khô ráp, xù xì), cần chọn loại sữa rửa mặt dạng kem không bọt để làm sạch vừa phải bề mặt da mà không gây khô da hay mất nước.

Chỉ nên dùng sữa rửa mặt 2 – 3 lần / ngày để tránh làm da khô căng quá mức, những lần khác trong ngày nếu muốn làm sạch thì chỉ nên rửa mặt với nước mát và thấm khô.

CÂN BẰNG DA

Là một bước thiết yếu cần thực hiện ngay sau khi rửa mặt để cân bằng lại pH làn da, loại trừ những chất diện hoạt tích điện trái dấu còn bám lại trên bề mặt da, cung cấp nước và một số hoạt chất cần thiết phù hợp với làn da, cũng như làm mềm lớp sừng để những bước dưỡng da phía sau dễ dàng thẩm thấu và phát huy tác dụng. Cần lưu ý sử dụng đúng loại dung dịch cân bằng da đi chung với bước rửa mặt trước đó để đảm bảo làn da được cân bằng đúng vì mỗi loại sữa rửa mặt khác  nhau sẽ có pH khác nhau và mức độ gây rối loạn trên da cũng không giống nhau.

 

TẨY DA CHẾT

Đây là bước loại trừ những tế bào sừng “cứng đầu” không chịu bong ra theo quy trình thay da sinh học tự nhiên của cơ thể, giúp làn da thông thoáng, mịn màng và tươi sáng. Nên được thực hiện tuần 2 – 3 lần tùy theo loại da và độ mạnh của sản phẩm tẩy. Thường được thực hiện vào buổi tối, ngay sau bước rửa mặt và trước bước cân bằng da. Cần lưu ý chống nắng kỹ và bảo vệ da khỏi tia UV để tránh nguy cơ gây bắt nắng hay sạm da do tia UV vào ngày hôm sau. Có thể sử dụng những sản phẩm tẩy da chết là mỹ phẩm, hoặc có thể tự chế bằng những nguyên liệu tại nhà như đường cát và dầu oliu (tẩy da chết dành cho da khô), hay sữa chua (yogurt) pha với vài giọt chanh (tẩy da chết dành cho da dầu), hoặc muối tắm (tẩy da chết dành cho cơ thể).

THOA CÁC SẢN PHẨM DƯỠNG

Đây là bước quan trọng để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho làn da nhằm mục đích chống oxy hóa, chống lão hóa, trắng sáng da, kiềm dầu, cân bằng độ ẩm, hay kháng khuẩn – kháng viêm trong trị mụn. Có nhiều loại chế phẩm sử dụng cho bước này như essence, serum, ampoule, emulsion, lotion, cream, v.v… Lựa chọn loại nào tùy thuộc vào loại da và nhu cầu của mỗi người. Những sản phẩm essence, serum và ampoule thường được bào chế dưới dạng dung dịch thân nước, có chứa nồng độ cao hoạt chất nhằm mang lại hiệu quả nhanh và rõ rệt, phù hợp với hầu hết các loại da từ da dầu đến da khô vì những sản phẩm dạng này thường không chứa hoặc chứa rất ít dầu, nguy cơ kích ứng da (nếu có) thường là do hoạt chất nồng độ cao không phù hợp chứ ít khi do dạng bào chết. Emulsion (nhũ tương), lotion (sữa dưỡng) và cream (kem dưỡng) là dạng bào chế dầu trong nước, thường có chứa một tỉ lệ dầu nhất định trong sản phẩm, để dưỡng ẩm cho da và giúp cho những bước essence, serum và ampoule trước đó có thể thẩm thấu tốt hơn và phát huy tác dụng. Thường thì emulsion (nhũ tương) sẽ phù hợp với da dầu, còn lotion và cream thường phù hợp với da khô. Thứ tự bôi những sản phẩm dưỡng này lên da theo nguyên tắc nhó essence, serum và ampoule trước, nhóm emulsion, lotion và cream bôi sau, Những sản phẩm trong cùng một nhóm sẽ bôi theo trình tự lỏng bôi trước, sệt – đặc bôi sau.

 

CHỐNG NẮNG

Là bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da vào ban ngày, nhằm bảo vệ chống lại tác hại gây lão hóa từ tia UV. Nên chọn loại chống nắng có ký hiệu water-resistant nếu sử dụng cho các hoạt động ngoài trời, ra nhiều mồ hôi, và loại waterproof đối với các hoạt động bơi lội ngâm mình dưới nước. Chống nắng cần được bôi lại trung bình mỗi 2 tiếng một lần nếu tiếp xúc trực tiếp và liên tục với tia UV. Cần bảo vệ da thường xuyên với chống nắng vật lý có spf từ 15 đến 30 độ ngay cả khi trong nhà. Bôi nhiều trên cả vùng mặt và vùng cổ.

 

MẶT NẠ

Mặt nạ là bước dưỡng da thường được các chị em yêu thích vì khả năng cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mượt, bóng mịn. Mặt nạ miếng cotton nhúng sẵn trong một dung dịch hoạt chất là loại tiện dụng và thường được mọi người lựa chọn vì khả năng cung cấp độ ẩm này. Đối với loại mặt nạ này, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt có chứa các acid hữu cơ, thì hầu hết mặt nạ cotton có thể sử dụng mỗi ngày hoặc thậm chí 2 lần / ngày để cung cấp độ ẩm tối ưu và chống lão hóa cho da. Một số loại mặt nạ trái cây tự chế tại nhà cũng có thể giúp da sáng mịn và được sử dụng khoảng 2 – 3 lần / tuần nhưng cần chú ý tác dụng gây bắt nắng của các loại trái cây này. Không nên sử dụng trong những trường hợp tiếp xúc nhiều với tia UV hay nhiệt độ hoặc đã có những rối loạn sắc tố sẵn có như nám mảng hay tàn nhang.

CHĂM SÓC DA VÙNG CỔ

Vùng cổ là vùng da quan trọng và cũng thường được để lộ ra ngoài nên cũng dễ bị tác động lão hóa từ các tác nhân môi trường. Thông thường chúng ta chỉ chú ý đến việc chăm sóc da vùng mặt mà ít chú ý đến vùng da cổ nên để tạo nên sự chênh lệch và để lộ tuổi thật khi vùng da mặt thì căng bóng, mịn màng còn vùng da cổ lại khô ráp, xù xì, sạm nám và nhiều nếp nhăn. Cần lưu ý rửa mặt – cân bằng da, tẩy da chết, mặt nạ, dưỡng da và chống nắng cả vùng mặt và vùng cổ để để có một vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn đều đặn.

Dược sĩ Tiến

 

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Dược sĩ Tiến chia sẻ về những thói quen sai lầm trong chăm sóc da

Dược sĩ Tiến rất vinh dự được báo Phụ Nữ Ngày Nay mời đến chia sẻ về những thói quen chăm sóc da SAI LẦM của chị em phụ nữ, cùng với Á Khôi 1995 Nguyễn Băng Châu và MC là top 15 Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2015 Thanh Thanh Huyền.

https://www.youtube.com/watch?v=2RUt51Q5nxU

*Nếu các bạn yêu thích các bài viết của Dược sĩ Tiến thì hãy kéo xuống gần cuối màn hình để điền tên và email vào biểu mẫu đăng ký nhé. Đăng ký xong thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài viết mới hơn vì sẽ được gửi email thông báo mỗi khi duocsitien.vn có bài viết mới. ^^

Đăng ký nhận bản tin từ
DƯỢC SĨ TIẾN
Nhập E-mail của bạn để theo dõi và cập nhật những tin tức mới nhất từ Dược sĩ Tiến.
Dược sĩ Tiến - Website là nơi Dược sĩ Tiến chia sẻ những bài viết, những video clip kiến thức liên quan đến skincare và làm đẹp bằng thẩm mỹ nội khoa. Website là nơi Dược sĩ Tiến chia sẻ những bài viết, những video clip kiến thức liên quan đến skincare.

Copyright © DƯỢC SĨ TIẾN. All rights reserved 2021.