Jul. 21, 2021 by Admin
Tại sao không nên kết hợp VITAMIN C (ASCORBIC ACID) với NIACINAMIDE?
Vitamin C (L-Ascorbic Acid) và niacinamide là 2 thành phần hết sức quen thuộc và phổ biến đối với tất cả những
tín đồ skincare đam mê dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp 2 thành phần này trong quy trình skincare
đã dấy lên không ít câu hỏi, cũng như tranh cãi về việc có nên sử dụng kết hợp 2 thành phần này với nhau hay không.
Cho nên, hôm nay Tiến sẽ biết một bài tổng hợp các thông tin khoa học về vấn đề này, cũng như sẽ đưa ra lời
khuyên cho các bạn về cách sử dụng 2 thành phần này nhé. Để ngắn gọn, Tiến sẽ viết tắt Ascorbic Acid thành AA
và niacinamide thành NA nhé cả nhà. ^^
Trước khi vào bài, Tiến cần nói rõ, “kết hợp” mà mình thảo luận trong bài viết này là kết hợp trong cùng 1 lần skincare,
tức là bôi sản phẩm
chứa vitamin C dạng AA trước, rồi bôi sản phẩm chứa NA sau, hoặc ngược lại. Còn tất nhiên, Tiến hoàn toàn ủng hộ việc
sử dụng AA buổi này, và sử dụng NA buổi khác hoặc ngày khác, vì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da, không có gì
phải bàn cãi cả.
Có chuyện gì xảy ra khi sử dụng kết hợp sản phẩm chứa AA và sản phẩm chứa NA?
1. ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG THẤM CỦA AA VÀO DA
- Như chúng ta đều biết, pH có ảnh hưởng đến khả năng thấm của AA qua da, và chính vì vậy hầu hết các sản phẩm chứa
AA đều được các nhà sản xuất nghiên cứu và bào chế ở một pH tối ưu nhất định (thường là pH thấp hơn 3.5) để khả
năng thấm của AA là cao nhất. Tiến xin dẫn chứng từ một bài báo trong Tạp chí Da liễu thẩm mỹ & lâm sàng
(The Journal of Clinical & Aesthetic Dermatology) xuất bản tháng 06-2017, trang 14-15, có đề cập đến việc
điều chỉnh pH xuống dưới 3.5 sẽ hỗ trợ rất tốt cho khả năng thấm của AA vào da.
- Ngược lại, NA lại thường được bào chế ở pH gần trung tính (thường là người ta sẽ điều chỉnh pH ~ 6) để đảm bảo
sự bền vững của hoạt chất trong suốt quá trình bảo quản trước khi đến tay người tiêu dùng, trừ khi NA được thêm vào
với mục đích khác không phải là hoạt chất, hoặc đã được tạo một phức bền với 1 chất nào khác để tránh hiện tượng thuỷ
phân khi pH quá thấp hoặc quá cao (về sự thuỷ phân của NA, các bạn có thể xem chi tiết trong những bài viết trước của
Tiến nhé). Trong các bài viết trước Tiến đã dẫn những khá nhiều về các nghiên cứu và sách vở rồi, ở đây Tiến sẽ dẫn
chứng từ tài liệu kĩ thuật của 2 nhà sản xuất nguyên liệu là hãng Merck (Germany) và DSM (Switchzerland).
Trong tài liệu kĩ thuật của nguyên liệu NA tinh khiết do hãng Merck (Germany) sản xuất, có lưu ý rõ khoảng pH bền của
NA là pH > 5 và pH < 7.5 (tài liệu dài, Tiến chỉ chụp tới khúc có nhắc pH bền).
2. ẢNH HƯỞNG LÊN TỐC ĐỘ PHÂN HUỶ CỦA AA
- Theo Tạp chí khoa học mỹ phẩm quốc tế (Internation Journal of Cosmetic Science) số 34, xuất bản năm 2012, trang 127,
sự hiện diện của riboflavin (RF) và nicotinamide (NA) đóng vai trò là chất khiến cho ascorbic acid (AH2) nhạy cảm
quang và bị quang phân nhanh hơn trong công thức dạng cream (nhũ tương). Cần lưu ý là thí nghiệm này thực hiện trên
công thức chứa AH2 riêng, AH2 + RF riêng, và AH2 + NA riêng để đánh giá sự ảnh hưởng riêng biệt của RF lên AH2 và
của NA lên AH2.