Th8 23/17 by admin

LÀM TRẮNG BẰNG GLUTATHION vs. SỨC KHỎE

Gần đây, trên facebook có một số bài viết chia sẻ về việc truyền trắng gây sẩy thai hay vô sinh, cùng nhiều tác dụng tiêu cực khác của việc truyền trắng đối với sức khỏe, làm cho người tiêu dùng và cả những người làm nghề cảm thấy hoang mang giữa hàng đống thông tin hỗn độn tìm được trên mạng internet. Hôm nay, mình viết bài này để chia sẻ quan điểm của mình về phương thức truyền trắng này dựa trên khoa học và trong giới hạn hiểu biết của mình. Hy vọng có thể  giúp cho mọi người hiểu thêm về truyền trắng (cụ thể là glutathione, chất chính được dùng trong các liệu trình truyền trắng thông dụng) và từ đó có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về vấn đề này.

P/s1: Bài viết được viết dựa trên sự hiểu biết hạn hẹp của mình và những gì mình cập nhật cho đến hiện tại. Các bạn có thể đọc và xem đây như 1 bài báo lá cải hoặc chỉ đơn giản là 1 cái gì đó để tham khảo cho vui. Mình không hề nói rằng những gì mình viết sẽ là chân lý và cũng không hề nghĩ rằng những gì viết dưới đây sẽ luôn luôn đúng. Ai quan tâm thì đọc, không thích thì cho qua nhé. Tất nhiên, bài viết không thể thay thế chẩn đoán hay kê toa của bác sỹ, càng không phải tài liệu y văn chính thức để có thể làm căn cứ đánh giá bất kỳ 1 ai, 1 nhãn hàng, hay 1 phương pháp nào, lại càng không thể so sánh với các bài báo khoa học, các nghiên cứu lâm sàng của những bác sỹ và các khoa học gia lừng lẫy nhé. ^^~

P/s2: Bài viết không phải là thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. J


P/s3: Bài viết chỉ phân tích về lợi và hại của glutathion (chất được bàn luận trong phương pháp tiêm trắng, truyền trắng hay làm trắng toàn thân) chứ không thể hiện quan điểm ủng hộ hay phản đối gì đối với các phương pháp này. Viết là việc của mình, còn đọc và quyết định là trách nhiệm của mỗi người đối với chính bản thân của mình nhé. ^^

Do bài viết trên facebook chia sẻ về việc tiêm trắng bằng glutathione gây vô sinh và sẩy thai, đồng thời làm hư gan hư thận và da dẻ thâm tím, v.v… nên mình viết chỉ tập trung vào việc truyền trắng bằng chất này thôi nhé. Còn tất nhiên, trên thị trường có vô số các loại hàng tiêm trắng truyền trắng với vô số các loại hoạt chất khác nhau, nên tất nhiên, lợi hay hại còn tùy thuộc vào họ truyền vào cơ thể chúng ta chất gì nữa nhé. Chỉ một bài viết đơn lẻ này tất nhiên không thể cover hết tất cả các loại hóa chất, từ hàng thật đến hàng giả, mà người ta đang sử dụng. J

Trước khi đi vào từng chất là gì, tác dụng và tác dụng phụ như thế nào, mình muốn trình bày 1 quan điểm rằng không có bất thứ cái gì trên cõi đời này là có hại hoàn toàn hay có lợi hoàn toàn. Cơ thể chúng ta tồn tại được là nhờ vào sự cân bằng. Chúng ta duy trì sự cân bằng càng tốt (ví dụ cân bằng nội môi) thì chúng ta càng khỏe mạnh nên cái gì quá nhiều hay quá ít cũng đều không tốt. Cho nên, khi nói rằng 1 thứ gì đó có hại hay có lợi thì cần phải nói rõ ràng là liều lượng và cách dùng trong từng trường hợp cụ thể là như thế nào, còn không thì những khẳng định về lợi và hại đó sẽ trở nên quá mơ hồ và vô căn cứ.

Ví dụ:

  1. Paracetamol (hay acetaminophen) là một thuốc hạ sốt giảm đau rất thông dụng mà hầu như ai cũng dùng. Hoạt chất này nằm trong những tên thuốc quen thuộc như Panadol hay những viên sủi giảm đau mà mọi người hay dùng, thậm chí một số cha mẹ còn dùng hạ sốt cho con trẻ nữa. Cơ bản, nếu dùng đúng thì paracetamol cũng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi quá liều, ví dụ khi tiêu thụ hơn 12 gram paracetamol, thì có thể dẫn tới tử vong. Do paracetamol được chuyển hóa thành N-acetyl-p-benzoquinone imin (NAPQI) và bình thường thì cơ thể chúng ta có đủ lượng glutathione để hóa giải và bất hoạt chất này. Nhưng khi chúng ta dùng quá liều cấp tính (trên 10gram) hoặc do lượng glutathione tại gan hay trong cơ thể chúng ta không có đủ thì NAPQI sẽ gây ra hoại tử gan và hoại tử ống góp của thận.

Dưới đây là một số bài viết minh chứng từ các trang nước ngoài uy tín:

http://patient.info/doctor/paracetamol-poisoning

https://www.drugs.com/cg/acetaminophen-overdose.html

Một bài viết minh chứng từ Dược thư quốc gia Việt Nam (Bộ Y Tế)

http://www.nidqc.org.vn/duocthu/paracetamol-acetaminophen.html

(*Mình đưa ra ví dụ này là bởi vì nó cũng có liên quan tới glutathione, và chút nữa mình sẽ nói rõ hơn về chất này *)

  1. Ngay cả nước là một thứ rất cần thiết cho cơ thể và chúng ta thường được khuyên là nên uống thật nhiều nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể xinh đẹp và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chúng ta uống nước quá nhiều và quá nhanh trong 1 thời gian ngắn (vì thận chúng ta chỉ có thể lọc tối đa khoảng nửa lít nước trong 1 giờ) có thể dẫn đến tình trạng hyponatremia, bệnh nhân bị hạ natri máu và dẫn tới tử vong.

Dưới đây là một bài viết minh chứng từ webmd:

http://www.webmd.com/fitness-exercise/features/water-intoxication#1

  1. Khí oxy là thứ mà chúng ta cần phải hít thở hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây để tồn tại. Có thể nói, con người chúng ta cần có oxy để sống. Vậy khí oxy là một thứ hết sức thiết yếu cho sinh mạng con người. Nhưng liệu chúng ta có biết rằng, khí oxy chỉ chiếm 21% trong không khí, và cũng nhờ vậy mà chúng ta mới sống được. Nếu chúng ta hít thở khí oxy ở nồng độ cao  trong thời gian dài thì hại sẽ nhiều hơn lợi. Dưới đây là đường link của một số bài minh chứng bằng tiếng Việt:

http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/tho-oxy-nguyen-chat-hai-hon-loi-560722.tpo

http://ykhoa.net/xahoi/ytecongcong/30_121.htm

http://www.dieutri.vn/vietnam/19-6-2012/S2102/Tho-o-xy.htm

Ba ví dụ trên chỉ là 3 ví dụ gần gũi để mọi người dễ hình dung, chứ thật ra bất kể cái gì trên đời này cũng cần có liều lượng phù hợp, nếu không sẽ phá vỡ sự cân bằng của cơ thể và dẫn đến nguy hại là điều tất yếu. Vấn đề là, khi chúng ta sử dụng bất kỳ một thứ gì, thì quan trọng nhất vẫn là biết cách dùng và dùng đúng mà thôi.

Bây giờ đi vào phân tích vấn đề chính nhé – chính là phân tích về glutathione và các thông tin đang được tranh luận về glutathione khá xôn xao và ồn ào trên facebook trong những ngày qua.

GLUTATHIONE

Glutathione là một hợp chất được cấu tạo từ 3 amino acid: cystein, glutamate và glycine. Glutathione đóng vai trò là một chất chống oxy hóa rất mạnh và bảo vệ cô thể khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do. Đồng thời, glutathione cũng đóng vai trò trong các phản ứng hóa sinh diễn ra trong cơ thể, cũng như giúp cơ thể giải độc các loại hóa chất, có thể là nội sinh (do chính cơ thể sinh ra) hoặc ngoại sinh (do môi trường hay các loại thực phẩm và thuốc uống – chính và ví dụ về paracetamol mà mình trình bày bên trên). Khi cơ thể chúng ta ngày một già đi, cũng là khi chúng ta sản sinh glutathione ngày một kém hơn, dẫn đến rất nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến lượng glutathione bị thấp đi này, chẳng hạn như ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường tuýp 2, viêm gan, Parkinson, v.v… (theo webmd.com –http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/glutathione-uses-risks). Cũng theo webmd thì glutathion có thể giúp giải độc cơ thể, giảmđộc tính của các hóa chất trị liệu ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và CẢI THIỆN/CHỮA VÔ SINH (Mình sẽ phân tích kỹ hơn về điểm này ở phần sau).

Theo Joseph Pizzono, trong bài viết về glutathione được đăng tải trên tạp chí lâm sàng Integrative Medicine: A Clinician’s Journal (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4684116/):

– Glutathione được tìm thấy trong hầu hết tế bào ở nồng độ rất cao (5 milimolar), cao tương đương với glucose, kali và cholesterol.

– Glutathione có vai trò thiết yếu trong việc giải độc (các chất độc nội sinh và ngoại sinh), chống oxy hóa (chống sự hủy hoại của gốc tự do), tăng cường hệ miễn dịch, xúc tác các phản ứng hóa sinh của cơ thể, tái tạo vitamin C và E nội bào, bảo vệ tế bào gan, loại trừ thủy ngân khỏi tế bào, điều tiết sự tăng trưởng và biệt hóa của tế bào.

Theo bác sỹ Mark Hyman trong bài báo đăng trên tờ Huffingtonpost (http://www.huffingtonpost.com/dr-mark-hyman/glutathione-the-mother-of_b_530494.html), glutathion là mẹ đẻ của tất cả các chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ngoài ra, ông còn cung cấp thêm khá nhiều thông tin thú vị khác như:

–  Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc trị liệu các bệnh mãn tính như hội chứng kiệt quệ mãn tính, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh tự miễn, tiểu đường, Alzheimer, Parkinson, bệnh lý gan, bệnh lý thận, v.v… đều có liên quan tới việc thiếu hụt glutathion trong cơ thể.

– Glutathion giúp trung hòa độc tố, giảm stress oxi hóa, trung hòa gốc tự do nên ngăn ngừa được các bệnh mãn tính kể trên, đặc biệt là ung thư và bảo vệ được tế bào gan.

Trong 1 bài viết được đăng tải trên trang medicine.net cũng trích nguồn từ webmd (http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=50746), bên cạnh những lợi ích của glutathione tương tự như những bài viết nêu bên trên như ngăn ngừa bệnh mãn tính, ung thư, CHỮA VÔ SINH, ngăn ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo, nan y, v.v… bài viết còn nêu thêm 1 số điểm nổi bật:

– Không có chứng cứ nào chỉ ra việc bổ sung glutathione, thậm chí bằng đường truyền tĩnh mạch, có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng ung thư sẵn có. Thậm chí, các bằng chứng còn chứng minh điều ngược lại, rằng chẳng những không tương tác với các hóa chất trị liệu, glutathione còn bổ trợ giảm tác dụng phụ của các hóa chất hóa trị và tăng cường hiệu quả trị liệu ung thư.

Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, bài báo khoa học về TÁC DỤNG CẢI THIỆN HAY CHỮA TÌNH TRẠNG VÔ SINH của glutathione nhờ vào khả năng phòng chống gốc tự do, ngăn ngừa và giảm thiểu stress oxy hóa (nguyên nhân là giảm chất lượng tinh trùng và trứng, nguyên nhân phá hoại sự phát triển của bào thai). Glutathione còn được chứng minh có lợi ích trong sự phát triển khỏe mạnh của bào thai  cũng như tăng cường tái tạo ion ascorbate nội bào và vitamin E, hỗ trợ tốt cho quá trình sinh sản. Các bạn có thể tham khảo những bài báo cáo khoa học dưới đây:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1503526

http://www.ingentaconnect.com/content/ben/cdm/2005/00000006/00000005/art00007

http://rbej.biomedcentral.com/articles/10.1186/1477-7827-3-28

https://examine.com/supplements/glutathione/

http://www.thecmr.com/The-CMR/Pregnancy/Glutathione-for-a-Healthier-Pregnancy.html

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0304416514004000?np=y

http://www.ajol.info/index.php/nmp/article/view/28919

http://toxsci.oxfordjournals.org/content/81/2/257.full

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12607764

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10452907

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10735042

Còn rất rất rất nhiều bài viết khác trên mạng, trên tạp chí và sách vở về tác dụng có lợi của glutathione đối với sức khỏe nữa nhé. Cho nên, nếu khẳng định rằng glutathione là một chất độc hoàn toàn mà bác sỹ nào cũng biết và ghê sợ thì mình nghĩ là chưa có cơ sở, vì thật ra với trình độ khoa học hiện giờ, người ta biết được lợi ích của glutathione nhiều hơn là nguy hại của nó.

Một số bài báo khác về lợi ích của glutathione mà các bạn có thể tham khảo:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14988435

http://www.livestrong.com/article/93734-benefits-glutathione/

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14988435

Về TÁC DỤNG PHỤ của glutathione,  thường hiếm gặp và ít được đề cập tới. Từ năm 1997 đến 2016 chỉ có 168 ca gặp tác dụng phụ của glutathione (theo sự tổng hợp của eHealthMe từ các báo cáo của FDA và phương tiện truyền thông), trong đó chiếm phần lớn là các tác dụng phụ không nghiêm trọng như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau ê ẩm, v.v…

Mặc dù một số tài liệu hay bài viết có nêu lên một tác dụng phụ khá nguy hiểm của glutathione là Hội chứng Lyell (Hội chứng hoại tử thượng bì) nhưng tác dụng phụ này của glutathione này cực kì hiếm, và thậm chí xác suất xảy ra tác dụng phụ này của glutathione còn thấp hơn cả một số thuốc thông dụng mà chúng ta vẫn hay dùng mỗi ngày. Cụ thể, theo tổng hợp của eHealthMe từ các báo cáo của FDA và các phương tiện truyền thông, từ năm 1997 đến năm 2016, có tổng cộng 28.533 ca gặp Hội chứng Lyell do rất nhiều loại thuốc khác nhau, trong đóglutathione chỉ chiếm 02 ca duy nhất trong gần 20 năm, thấp hơn nhiều so với paracetamol 946 ca,  kháng sinh gentamicin 205 ca, kháng viêm – giảm đau ibuprofen 667 ca, kháng virus acylclorvir 235 ca, kháng sinh amoxicillin 478 ca, v.v… Kiểm tra minh chứng tại đây:http://www.ehealthme.com/side-effect/lyell’s%20syndrome/2/(toàn là những thuốc thông dụng mà chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày đấy thôi. Đôi khi chúng ta bệnh là cứ ra nhà thuốc mà tự ý mua thuốc uống chứ có thèm quan tâm tới những tác dụng phụ này đâu. Tính ra hàng ngày chúng ta đang gặp nguy cơ hoại tử thượng bì từ các loại thuốc kháng sinh kháng viêm giảm đau cao hơn rất rất rất nhiều so với glutathione đấy nhỉ ^^).

Và điều rất đặc biệt và rất vui cho chị em phụ nữ là, cả 02 ca bị Hội chứng hoại tử thượng bì do glutathione nêu trên đều là nam giới trong độ tuổi từ 30 – 39 (nữ giới 0%, theo eHealthMe) và đều là bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B từ trước. Tóm lại, trong suốt 20 năm chỉ có 02 ca dùng glutathione bị tác dụng phụ nguy hiểm và chỉ có nam giới mới bị tác dụng phụ nguy hiểm này mà thôi. Và con số thống kê này do eHealthMe lấy từ FDA và các phương tiện truyền thông cho tới tận năm 2016 nhé.  ^^

Về TÁC DỤNG LÀM TRẮNG của glutathione, tất nhiên là tác dụng này không giống nhau ở những cơ địa người khác nhau và cũng không thể kéo dài mãi mãi. Mà thật ra, với điểm đẳng sắc của màu da chủng tộc, làn da chúng ta luôn có xu hướng trở về màu da tự nhiên do cha sinh mẹ đẻ mà thôi. Chính vì vậy, việc sử dụng bất kỳ một phương pháp làm trắng nào cũng đòi hỏi việc duy trì, nếu không thì chắc chắn màu da sẽ dần dần trở về như cũ do điểm đẳng sắc quy định, ngoại trừ trường hợp da bạn bị sạm đen và lão hóa là do điều kiện ngoại cảnh, môi trường như tia UV thì các liệu pháp làm trắng có thể giúp bạn lấy lại làn da tự nhiên mà ko sợ tái sạm trở lại (với điều kiện bạn không tiếp tục tiếp xúc với yếu tố gây sạm da và lão hóa nữa). Cho nên, nếu bạn muốn thay đổi và nâng tông màu da tự nhiên của mình, thì bạn đã phải xác định ngay từ đầu là sẽ cần phải đeo theo nó dài dài, vừa phải duy trì, vừa phải bảo vệ thật tốt. Nếu bạn không đủ điều kiện về kinh tế hay thời gian để duy trì và bảo vệ, thì tốt nhất bạn không nên theo đuổi bất kỳ 1 phương pháp làm trắng nào. Chúng ta không thể chỉ tập thể dục 1 tuần mà lại đòi hỏi cơ thể chúng ta thon gọn, săn chắc, đẹp đẽ, khỏe mạnh đến tận 10 năm, đúng không?

BÌNH LUẬN
  • User name
    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Integer posuere erat a ante. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam.
  • User name
    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Integer posuere erat a ante. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam.
  • User name
    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Integer posuere erat a ante. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam.
Đăng ký nhận bản tin từ
DƯỢC SĨ TIẾN
Nhập E-mail của bạn để theo dõi và cập nhật những tin tức mới nhất từ Dược sĩ Tiến.